Bố mẹ tôi mang quà quê lên thăm, hai cô em chồng nói một câu khiến ông bà thông gia phải xin lỗi

Lyly
Chia sẻ

Vì chồng chị B là con trai trưởng, 2 em gái chồng sau này cũng sẽ đi lấy chồng, nên anh chị đã sống chung với bố mẹ chồng để lo lắng, phụng dưỡng bố mẹ lúc tuổi già. Nhưng, cuộc sống chung của đại gia đình không màu hồng như chị B hình dung.

Chị B (35 tuổi, sống ở TP.HCM) là một nhân viên văn phòng. Thời điểm chồng và chị mới quen nhau, anh đã đưa chị về ra mắ gia đình. Nhưng ngay từ giây phút đầu tiên, chị đã nhận được ánh mắt  phán xét từ hai cô em chồng. Sở dĩ như vậy vì chị B xuất thân từ tỉnh lẻ, còn anh là người Sài Gòn.

“Khi vừa bước chân vào chào ba mẹ chồng và hai cô em thì hai cô em chồng đã nhìn tôi bằng ánh mắt phán xét kiểu nhìn chị này mặc đồ nhà quê nhỉ, không được sành điệu. Tôi chỉ đơn thuần đi làm rồi về nhà, không ăn chơi hay cập nhật những xu hướng thời trang hiện đại, nên hai cô em cho rằng tôi quê mùa. Hay khi ngồi ăn cơm, hai em thích gì thì ăn, không thích thì ăn giữa chừng rồi bỏ. Còn tôi vét sạch từng hạt cơm một vì cảm thấy rất quý, nên hai em coi thường tôi vì dè xẻn, tiết kiệm, người Sài Gòn phải hào phóng lên”, chị B kể lại.

Khi nhìn thấy thái độ ấy của hai cô em chồng, bố mẹ chồng đã nhắc khéo họ phải ăn nói cẩn thận tử tế. Về phía chồng, anh đều nhìn thấy thái độ đấy, tuy khó chịu nhưng anh im lặng vì cho rằng mới gặp mặt nên chị em chưa có thời gian làm quen nhau, vì thế hơi khó tính, khắt khe chút thôi, sau này về chung một nhà sẽ khác. Bản thân chị B cũng nghĩ như vậy, cho rằng khi về sống chung một nhà sẽ ổn thôi.

“Tôi và chồng đến với nhau vì tình yêu, và tôi tin rằng chỉ cần yêu nhau thật lòng thì có thể vượt qua mọi thử thách. Ba mẹ chồng cũng không quá khó khăn với tôi, họ có thể hiểu được người con dâu của mình như thế nào. Tôi nghĩ rằng đã có ba mẹ và chồng làm hậu phương vững chắc thì mọi chuyện sẽ ổn, còn hai cô em chồng, tôi tin rằng thời gian sẽ hóa giải tất cả. Tôi chỉ nghĩ đơn giản như vậy thôi”, chị B bày tỏ.

Bố mẹ tôi mang quà quê lên thăm, hai cô em chồng nói một câu khiến ông bà thông gia phải xin lỗi - 1

Chị B chia sẻ câu chuyện của mình trong chương trình Người thứ 3.

Vì chồng chị B là con trai trưởng, 2 em gái chồng sau này cũng sẽ đi lấy chồng, nên anh chị đã sống chung với bố mẹ chồng để lo lắng, phụng dưỡng bố mẹ lúc tuổi già. Nhưng, cuộc sống chung của đại gia đình không màu hồng như chị B hình dung.

Chị B kể, 5 năm trước, chị lấy chồng. Ngay từ khi về nhà chồng, chị đã phải chịu đựng những lời nói không hay và sự coi thường từ 2 cô em chồng. Không những vậy, hai cô em chồng còn coi thường những món quà quê do bố mẹ chị gửi lên, khiến chị và bố mẹ rất buồn.

“Bố mẹ tôi mang lên những món quà quê như trái cây, rau củ quả nhà trồng, trứng gà, nhưng hai cô em chồng lại nói: ‘Mấy thứ này đất cát không à, có trồng theo phương pháp bây giờ đâu, sao mà sạch sẽ được, toàn giun sán! Ăn ghê lắm! Nhà này đâu phải dân giết mổ mà đem gà sống lên đây, nhìn man rợ lắm!’

Bố mẹ tôi mới bảo: ‘Hai cô không thích thì để bố mẹ mang về’. Lúc đó, bố mẹ chồng ở đấy và đã la hai cô và xin lỗi bố mẹ tôi. Nghe vậy, bố mẹ tôi cũng bỏ qua”, chị B kể lại.

Không những vậy, hai cô em chồng còn ép chị B giặt đồ của họ (bao gồm cả đồ lót) bằng tay dù nhà có máy giặt. Hai cô em còn tị nạnh với chị dâu về việc nhà, nấu nướng. Bất bình, chị B đã nói chuyện này với chồng và mỗi lần chồng chị hay mẹ chồng đứng ra bênh vực chị, hai cô em chồng lại càng khó chịu hơn, khiến những hiềm khích ngày càng lớn dần. 

Trong thời gian mang thai, chị B bị ốm nghén nên không thể nếm thử thức ăn nên món ăn bị mặn. Khi chị bị mẹ chồng cằn nhằn, hai cô em chồng tỏ ra thích thú ra mặt, thậm chí còn buông lời châm chọc: "Có mỗi chuyện nấu ăn cũng không xong, suốt ngày chỉ ở nhà mà làm chẳng nên hồn. Có bầu thôi mà, có gì to tát đâu!".

Cứ như thế, khoảng cách giữa chị dâu và em chồng ngày càng trở nên xa cách. Có những lúc chị muốn ra riêng, nhưng nghĩ đến bố mẹ chồng tuổi đã cao, không có ai chăm sóc, chị lại cảm thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm. Vì chồng con, vì bố mẹ chồng, chị luôn cố gắng để gia đình hòa hợp nhưng cách cư xử của hai cô em chồng khiến chị rất bất lực.

Bố mẹ tôi mang quà quê lên thăm, hai cô em chồng nói một câu khiến ông bà thông gia phải xin lỗi - 2

Lắng nghe câu chuyện của chị B, tiến sĩ Tô Nhi A phân tích rằng, lo cho bố mẹ không đồng nghĩa với việc bắt buộc phải ở chung. Nếu chị B đã quyết định ở chung thì chị phải chủ động giải quyết mối quan hệ trong gia đình, không thể mong rằng chỉ cần chung sống, chỉ cần thời gian là mọi chuyện sẽ tự dưng tốt lên.

Tiến sĩ Tô Nhi A cũng cho rằng, để mối quan hệ chị dâu em chồng căng thẳng như hiện tại thì một phần là do lỗi của chị B. Bởi trong mối quan hệ này, chị B đã không làm gì để cải thiện nó, chị chỉ biết cách nhẫn nhịn với hy vọng được yêu thương. “Em mong muốn mọi người coi em là con, thừa nhận em là một thành viên trong gia đình, nhưng chính em lại không công nhận quyền đó của mình. Một mặt, em muốn được yêu thương như người nhà, nhưng mặt khác, em lại không làm gì để khẳng định vị thế của mình trong gia đình”, nữ tiến sĩ nói.

Sau cùng, tiến sĩ Tô Nhi A khuyên chị B, nếu thực sự muốn có một cuộc sống yên bình, giữ gìn sự tôn nghiêm trong gia đình thì chị B cần có những hành động rõ ràng. Chỉ khi chị đủ bản lĩnh để giải quyết mọi chuyện một cách hợp lý, không để bản thân bị chèn ép, thì dần dần vị thế của chị trong gia đình mới được khôi phục và mọi chuyện sẽ diễn ra như mình mong muốn.

Chia sẻ

Lyly

Tin cùng chuyên mục