Ở cữ chồng chăm sóc tận tình nhưng nhìn 2 tay bầm tím của anh, em rơi nước mắt

Nắng
Chia sẻ

Vì kinh tế eo hẹp nên dù bầu bí em vẫn lén chồng nhận thêm viêc bên ngoài. Hết giờ công ty, em tới nhà người ta giúp việc khoảng 2 – 3 tiếng, một tháng cũng kiếm thêm được 1 khoản tính để sau nằm ổ sẽ có tiền sữa bỉm cho con.

Em với Tuấn đến với nhau với đôi bàn tay trắng, cả 2 là công nhân nhà máy. Lương tháng quanh quẩn chẳng đủ ăn nhưng cả 2 chưa từng 1 lần nào to tiếng.

Cưới hơn năm thì em mang bầu, đêm nào Tuấn cũng ôm vợ thủ thỉ:

“Anh xin lỗi vì đã không lo cho em được 1 cuộc sống sung túc đủ đầy như người ta. Nhưng anh sẽ cố gắng hết sức để em và con không phải khổ”.

Vì kinh tế eo hẹp nên dù bầu bí em vẫn lén chồng nhận thêm viêc bên ngoài. Hết giờ công ty, em tới nhà người ta giúp việc khoảng 2 – 3 tiếng, một tháng cũng kiếm thêm được 1 khoản tính để sau nằm ổ sẽ có tiền sữa bỉm cho con. Nhưng cũng vì làm nhiều, không kiêng khem được thành ra bước sang tuần thứ 13 thì em động thai dọa sẩy, buộc phải ở nhà dưỡng thai. Kinh tế dồn hết lên đôi vai chồng vậy mà anh chưa từng nặng lời hay cằn nhằn gì. Ngược lại anh còn bảo do anh nghèo quá nên vợ mới phải chịu vất vả như thế.

Ở cữ chồng chăm sóc tận tình nhưng nhìn 2 tay bầm tím của anh, em rơi nước mắt - 1

Tuy nghèo nhưng vợ chồng em yêu thương nhau không bao giờ to tiếng. (Ảnh minh họa)

Ngày em sinh, mẹ đẻ lên chăm vài ngày ở viện là phải về quê để lo việc đồng áng, mình Tuấn lại xoay xở vừa đi làm vừa chăm vợ ở cữ.

Đi làm thì thôi, về là anh dọn dẹp nhà cửa, giặt đồ cho vợ con rồi nấu nướng tẩm bổ chăm vợ. Nhìn chồng suốt ngày bận bịu luôn tay luôn chân mà em vừa thương vừa cảm thấy mình thực sự quá may mắn khi lấy được người đàn ông tử tế như anh làm chồng.

Có điều nhà em vốn dĩ chẳng dư dả gì cho cam. Dành dụm được bao nhiêu thì đã trút hết cả vào bỉm sữa cho con. Khổ hơn, con em được 2 tháng thì bị viêm phổi cấp, từ đấy sức khỏe thằng bé kém hẳn, cứ trái gió trở trời là lại ho sốt, nhập viện liên tục khiến kinh tế vợ chồng đã eo hẹp nay càng khó khăn hơn thành thử ở cữ em không được tẩm bổ nhiều. Tuấn biết thế lúc nào cũng nhường hết đồ ngon vợ, bản thân đi làm về toàn ăn qua loa lúc thì gói mì tôm, khi thì bát cơm nguội với muối vừng.

Hôm qua chồng đi làm về muộn hơn, tới nhà là anh vội vàng vào bếp nấu nướng mang lên phòng cho vợ. Nhìn mâm cơm đủ cả móng giò hầm thuốc bắc, gà tần lá ngải tôi có chút giật mình vì đang cuối tháng, lương chưa nhận, tiền điện nước chưa trả thì không biết Tuấn lấy đâu tiền sắm mấy đồ tẩm bổ đó. Ngạc nhiên tôi hỏi:

“Tiền đâu ra mà hôm nay anh mua nhiều đồ ăn thế?

Ở cữ chồng chăm sóc tận tình nhưng nhìn 2 tay bầm tím của anh, em rơi nước mắt - 2

Nhìn 2 tay bầm tím của chồng, em bắt đầu hiểu ra mọi chuyện. (Ảnh minh họa)

Tuấn chỉ im lặng, giục vợ cứ ăn đi. Nhưng cầm thìa lên, tôi vẫn nghĩ mãi không hiểu chồng kiếm đâu ra tiền. Đúng lúc đó, mắt tôi tình cờ liếc sang đôi tay tím bầm 2 bên của chồng, liền đoán được ra tất cả.

“Có phải anh giấu em đi bán máu lấy tiền mua đồ tẩm bổ cho vợ không?”.

 Ban đầu Tuấn không nhận cho tới khi tôi cầm tay anh, chỉ vào vết bẩm ấy chất vấn anh mới cười gượng bảo:

“Tại nhà hết tiền,… với lại anh là đàn ông, lấy đi tí máu có sao đâu. Nghỉ ngơi vài ngày là hồi lại. Em thì khác, vừa sinh xong cơ thể yếu không thể ăn uống kham khổ được”.

Nghe Tuấn nói mà nước mắt em chảy dài thương chồng. Cầm đũa lên nhưng cổ họng cứ nghẹn ngào không sao nuốt nổi. Tuấn ở bên thấy vậy liên tục động viên vợ không suy nghĩ cứ ăn nhiều cho có sữa.

Từ hôm qua tới nay, nghĩ tới chồng em thương quá chỉ mong hết cữ để đi làm trở lại, đỡ chồng lo kinh tế. Em tính đợi con được 2 tháng sẽ xin đi làm, con nhờ bà nội trông mà Tuấn không đồng ý. Anh bảo em phải nghĩ cữ đủ 6 tháng theo quy định cho sức khỏe được bình phục hoàn toàn, đi làm sớm quá dễ hậu sản sau về già sẽ khổ mà con cũng còn non tháng, xa mẹ sớm phải tội. Nhưng đủ 6 tháng thì lâu quá, em sợ chồng áp lực kinh tế. Giờ em chưa biết tính thế nào các chị ạ.

Có thể trở lại làm việc không khi cơ thể chưa hồi phục sau khi sinh?

Hầu hết phụ nữ đều có thể đi làm lại sau sinh khoảng 6 tuần nhưng cũng có những trường hợp một số bà mẹ đã bắt đầu làm việc từ khoảng 3 tuần sau khi sinh. Những biến chứng trong quá trình sinh nở hay phải trải qua sinh mổ sẽ kéo dài thời gian phục hồi nếu người mẹ không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Cơ thể người phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi trong thời gian mang thai. Sau khi sinh con, những thay đổi lại tiếp tục tiến triển, điển hình là việc suy giảm nồng độ hormone và thải bớt những chất dư thừa tích trữ trong thai kỳ để trả lại cơ thể thể tích máu bình thường. Chính những điều này gây ra sự mệt mỏi vô cùng đối với phụ nữ sau sinh và có nguy cơ dẫn đến trầm cảm và rối loạn cảm xúc.

Ngoài việc điều chỉnh lối sống khi có thêm một thành viên nữa trong nhà, các bà mẹ còn phải đối phó với  nỗi bứt rứt, khó chịu đang phải xảy ra trong cơ thể. Vì thế, các mẹ hãy thận trọng với tình trạng sức khỏe của bản thân và nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để biết được cơ thể đã đủ khỏe mạnh để bắt đầu công việc hay chưa.

Chia sẻ

Nắng

Tin cùng chuyên mục

Anh đã biết sai rồi

Anh đã biết sai rồi

Tối đó, đợi cho chồng cơm nước xong xuôi, ngồi thảnh thơi ngoài phòng khách xem đá bóng, My mới thủng thẳng “rót” vào tai chồng: “Anh à, tuần này em có việc phải về muộn. Anh chịu khó về đón các con và cơm nước, lau dọn nhà cửa thay em nhé”.