Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Tích cực tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn

Bài và ảnh: Thanh Thanh
Chia sẻ

Tại Thủ đô Hà Nội vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm từ chất thải rắn sinh hoạt vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn.

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Theo kết quả thống kê, trung bình mỗi ngày có khoảng 7.000 tấn rác thải sinh hoạt được thải ra, trong khi đó, việc gom rác ở Hà Nội chưa đạt hiệu quả triệt để, còn khoảng 15% lượng rác thải không được thu gom, xử lý mà vứt tại các kênh, rạch hay các khu đất trống trong địa bàn thành phố. Lượng rác thải này đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Từ đó, việc phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy rác thải rắn trở thành vấn đề nan giải, thách thức lớn với công tác quản lý đô thị của thành phố; tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Theo bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, Thành phố luôn tích cực tổ chức các phong trào về bảo vệ môi trường; xây dựng các chiến lược về bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu; triển khai đồng bộ các giải pháp trong viêc bảo vệ môi trường, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường mang tính bền vững. Bên cạnh đó, chính quyền Thành phố luôn quan tâm và chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã trên địa bàn triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo vệ môi trường để Thủ đô ngày càng xanh, sạch, đẹp

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Tích cực tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn - 1

Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương chia sẻ kinh nghiệm tại diễn đàn Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn

Với trách nhiệm của phụ nữ và tổ chức Hội Phụ nữ trong việc chủ động tham gia giải quyết những vấn đề về môi trường của Thành phố, những năm qua Hội LHPN Hà Nội đã chỉ đạo Hội LHPN các quận/huyện và cơ sở đổi mới các phương thức truyền thông nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ về bảo vệ môi trường; xây dựng được nhiều mô hình, cách làm hay có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Mỗi cơ sở Hội đã có nhiều hoạt động thiết thực, nhiều công trình phần việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”… Năm 2024, Hội Phụ nữ đã tổ chức “Ngày Phụ nữ Thủ đô chung tay phân loại và xử lý rác thải” nhằm tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân Thủ đô tích cực hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn và đẩy mạnh, nhân rộng các mô hình, cách làm hay, hiệu quả về phân loại và xử lý rác thải trong các cấp Hội phụ nữ Thủ đô, đặc biệt là trong bối cảnh toàn dân khẩn trương vệ sinh môi trường khắc phục sau cơn bão số 3.

Không dừng ở việc tuyên truyền, phân loại, xử lý rác thải, để có thể khai thác triệt để hiệu quả từ rác thải, các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô đã linh hoạt, đổi mới các mô hình, cách làm hay, hướng tới thúc đẩy kinh tế tuần hoàn từ rác.

Có thể thấy, chất thải rắn sinh hoạt được phân loại và tận dụng triệt để giá trị sẽ là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nếu khai thác tốt sẽ tạo ra nguồn thu để tái đầu tư tại địa phương, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, chất thải rắn sinh hoạt có thể trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào của lĩnh vực sản xuất khác.

Nhân rộng các mô hình  hiệu quả

Hiện nay, Hội LHPN Hà Nội tập trung chỉ đạo triển khai, duy trì hiệu quả và nhân rộng 2 mô hình phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hướng tới kinh tế tuần hoàn chủ đạo là mô hình “Đổi phế liệu giữ màu xanh, gây quỹ từ thiện” và “Phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình”.

Hội LHPN quận Hoàng Mai là một trong những đơn vị tiên phong xây dựng nhiều mô hình hiệu quả bảo vệ môi trường, tiêu biểu như mô hình “Trạm rác văn minh”. Theo chị Nguyễn Lệ Hằng, Chủ tịch Hội LHPN quận Hoàng Mai, từ tháng 8/2023, Quận Hội đã đồng loạt khánh thành 20 “Trạm rác văn minh” trên địa bàn 14 phường tại các điểm công cộng như: Trường học, khu chung cư cao tầng, khu dân cư, tại các chợ... để không chỉ cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia phân loại rác thải rắn sinh hoạt có giá trị tái chế cao như chai, lọ, thùng giấy, bìa,... mà ngay cả người dân đều có thể thực hiện dễ dàng. Sau khi phân loại Hội bán rác tái chế để gây quỹ hỗ trợ công tác an sinh xã hội cho các hoạt động của Hội LHPN các cấp.

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Tích cực tham gia phát triển kinh tế tuần hoàn - 2

Cán bộ, hội viên phụ nữ Thủ đô phân loại, xử lý rác thải.

Cùng với quận Hoàng Mai, thời gian qua, để nâng cao hiệu quả mô hình, các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô đã liên tục sáng tạo, đổi mới hình thức triển khai, tiêu biểu như: Mô hình “Ngôi nhà xanh”, mô hình “Nhà của pin” được thiết kế nhỏ gọn, gắn tại cửa các hộ gia đình tình nguyện tham gia, phù hợp không gian nhỏ, hẹp của ngõ, ngách các khu dân cư thuộc khu vực nội đô. Hay như mô hình CLB “Hỗ trợ phụ nữ thu gom ve chai” tại quận Nam Từ Liêm với các hoạt động liên kết, tập huấn, vận động nguồn xã hội hóa hỗ trợ vật dụng bảo hộ cần thiết trong công tác thu gom, phân loại rác thải dành cho đối tượng phụ nữ làm nghề thu gom ve chai tại địa phương. Qua đó, tạo vòng tuần hoàn khép kín, giúp công tác thu gom, phân loại và bán để gây quỹ được triển khai hiệu quả, được cấp ủy chính quyền ghi nhận đánh giá cao. Đến nay, mô hình đã được triển khai rộng khắp Thành phố. Trung bình hàng năm, các cấp Hội thu gom, phân loại và gây quỹ khoảng 5 tỷ đồng/năm.

Mô hình “Phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình” được thực hiện theo Đề án “Đẩy mạnh vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến 2025” của UBND Thành phố giao Hội LHPN Hà Nội chủ trì từ năm 2022 đến nay.

Mô hình được triển khai bước đầu tại các huyện ngoại thành. Hàng năm các cấp Hội Thủ đô khu vực ngoại thành tổ chức tập huấn quy trình phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, giải pháp thu gom, xử lý và tái chế rác thải rắn, ứng dụng IMO nông nghiệp cho hơn 2.800 hội viên, phụ nữ trên địa bàn, đồng thời, tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc trong quá trình triển khai mô hình. Kết quả, sau một năm triển khai, đã có 50.761/66.681 (đạt 76,12%) hộ gia đình hội viên phụ nữ trên địa bàn 18 huyện, thị xã áp dụng thành công phương pháp ủ phân hữu cơ, sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi của các hộ gia đình, đồng thời, giúp giảm gần 13 tấn rác thải (khoảng 40%) xả trực tiếp ra môi trường.

Trong thời gian tới, để các mô hình được triển khai, duy trì, phát huy hiệu quả tối đa, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương cho biết: Hội LHPN TP Hà Nội đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể sau: Tiếp tục triển khai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và nhân dân Thủ đô tham gia thực hiện, duy trì các mô hình phân loại chất thải rắn tại hộ gia đình gắn với phong trào thi đua, cuộc vận động của Hội, thực hiện 2 bộ quy tắc ứng xử của Thành phố, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, ứng phó biến đổi khí hậu... góp phần xây dựng nếp sống lối sống người Hà Nội thanh lịch - văn minh; Phát huy thế mạnh các kênh truyền thông của Hội, mạng xã hội trong đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền; Đánh giá và nhân rộng các mô hình điểm trong công tác thực hiện phong trào, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị; Chủ động kêu gọi xã hội hóa, liên kết, phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, dự án tình nguyện vì môi trường, xây dựng kinh tế tuần hoàn từ việc phân loại, xử lý rác thải của các doanh nghiệp, đơn vị tại địa phương, tạo nguồn lực hỗ trợ triển khai, nhân rộng mô hình hiệu quả.

Chia sẻ

Bài và ảnh: Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Nữ chiến sĩ làm Chủ tịch Hội

Nữ chiến sĩ làm Chủ tịch Hội

Được tin tưởng bầu làm Chủ tịch Hội Phụ nữ từ năm 2023 đến nay, Thượng uý QNCN Trương Thị Kiều Oanh, Nhân viên tài chính, Chủ tịch Hội Phụ nữ ban CHQS quận Bắc Từ Liêm (trước đây) (từ 1/7, chị chuyển công tác sang Học viện Quân y) luôn xác định rõ trách nhiệm của mình là người “giữ lửa”, kết nối và dẫn dắt các hoạt động Hội. Những thành tích chị đạt được trong các...

Nữ Tổ trưởng Tổ dân phố tận tụy với cộng đồng

Nữ Tổ trưởng Tổ dân phố tận tụy với cộng đồng

Từ năm 2020 đến nay bà Dương Thị Phấn được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ dân phố (TDP) 3 phường Phú La, quận Hà Đông (từ ngày 1/7 trở thành phường Kiến Hưng, thành phố Hà Nội). Khi nhận nhiệm vụ, bà tìm hiểu hoàn cảnh từng gia đình, từ đó đề xuất, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, bà đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia ủng hộ các phong trào...

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Cùng với chuyển đổi số quốc gia, phụ nữ phường Giảng Võ – đơn vị hành chính mới được thành lập từ 01/7/2025 đang từng bước phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và đổi mới tư duy trong việc ứng dụng công nghệ, tiếp nối truyền thống năng động, tiên phong của phụ nữ phường Thành Công trước đây. Dưới sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Giảng Võ, các gia...

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...