Để người cao tuổi tự tin cống hiến

Bài và ảnh: Hoàng Lan
Chia sẻ

“Chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mỗi người dân, gia đình, cộng đồng và chính người cao tuổi về vai trò của người cao tuổi. Người cao tuổi phải gắn với hình ảnh tự tin, tự chủ, từng trải, hiểu biết thay vì là những người yếu thế, cô đơn, sức khỏe yếu... Có như vậy, người cao tuổi mới tự tin tiếp tục cống hiến, phát huy vai trò trong xây dựng Đảng, chính quyền, địa phương”.

Đó là phát biểu của bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, trưởng đoàn giám sát liên ngành của Thành phố trong các buổi giám sát việc thực hiện quy định pháp luật đối với phụ nữ cao tuổi tại huyện Phúc Thọ và quận Hai Bà Trưng vừa qua.

Giúp người cao tuổi nâng cao đời sống vật chất, tinh thần

Tại huyện Phúc Thọ, theo ông Kiều Trọng Sỹ, Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phúc Thọ: Thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trên các lĩnh vực để thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện nói chung và thực hiện chính sách pháp luật cho phụ nữ cao tuổi nói riêng.

Toàn huyện có trên 34.000 người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, số người cao tuổi đã cấp thẻ bảo hiểm y tế đạt khoảng 97%. Số người cao tuổi được khám định kỳ và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe tại các xã, thị trấn nơi cư trú là trên 20.000 người. Trên địa bàn huyện thành lập được 179 câu lạc bộ thể dục, văn hóa, văn nghệ cho người cao tuổi với 5.251 người cao tuổi; 11 câu lạc bộ liên thế hệ với 606 người cao tuổi tham gia. Nhờ sinh hoạt của các câu lạc bộ, người cao tuổi có thêm điều kiện để gặp gỡ, giao lưu, tâm sự, cùng nhau giải tỏa tâm lý; đồng thời, đóng góp vào nhiều công tác xã hội ở địa phương, sống mẫu mực là tấm gương cho con cháu noi theo.

Để người cao tuổi tự tin cống hiến - 1

Trưởng đoàn giám sát, Phó Chủ tịch Lê Thị Thiên Hương chủ trì buổi giám sát việc thực hiện quy định pháp luật đối với phụ nữ cao tuổi tại quận Hai Bà Trưng. 

Năm 2023 toàn huyện có trên 3.800 người cao tuổi (từ đủ 80 tuổi trở lên) không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội khác được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 6 tháng đầu năm 2024 có gần 3.800 người cao tuổi (từ đủ 80 tuổi trở lên) không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội khác được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; năm 2023, 952 người cao tuổi khuyết tật đã được hưởng trợ cấp...

Theo ông Kiều Trọng Sỹ, hàng năm HĐND, Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, Ban đại diện hội Người cao tuổi từ huyện đến cơ sở thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc xét duyệt, chi trả chế độ trợ cấp cho người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên và cấp thẻ BHYT cho người cao tuổi từ đủ 70 tuổi trở lên, giám sát thực hiện mừng thọ, đăng thọ... Thông qua việc kiểm tra, giám sát cho thấy các xã, thị trấn đều triển khai thực hiện tốt các quy định của Luật Người cao tuổi, chế độ chi trả đúng người, đúng đối tượng và đúng chế độ, chưa phát hiện trường hợp sai phạm.

Tại quận Hai Bà Trưng, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chủ tịch UBND quận cho biết: Quận ủy, UBND quận rất quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định pháp luật đối với phụ nữ cao tuổi.

Hàng năm UBND quận đã bố trí ngân sách phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; Thực hiện chi trả kịp thời các chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng tới người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng khác, người cao tuổi là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, các chế độ quà nhân dịp lễ, Tết.

Đặc biệt, quận Hai Bà Trưng đã triển khai nhiều mô hình, câu lạc bộ dành cho người cao tuổi sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần như: Câu lạc bộ thơ, văn nghệ, dưỡng sinh, sức khỏe ngoài trời, thể dục thể thao… với 3.321 người cao tuổi tham gia, trong đó tỷ lệ hội viên nữ tham gia chiếm tỷ lệ trên 60%; Duy trì trên 500 câu lạc bộ phường về thể dục thể thao quần chúng, nhất là các môn thể dục thể thao cho người cao tuổi. Ngoài ra, Quận đã triển khai hoạt động mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng năm thứ nhất tại 6 phường: Đồng Nhân, Minh Khai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Phạm Đình Hổ, Phố Huế. Duy trì hoạt động mô hình năm thứ hai tại 3 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Quỳnh Mai. Hiện toàn quận có 22 câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau và 18/18 phường có câu lạc bộ, riêng phường Vĩnh Tuy có 3 câu lạc bộ, phường Minh Khai 2 câu lạc bộ, phường Trương Định 2 câu lạc bộ.

Phát huy hơn nữa vai trò của người cao tuổi

Theo Trưởng đoàn giám sát liên ngành của thành phố Lê Thị Thiên Hương, qua nghe báo cáo và tìm hiểu từ các địa bàn cho thấy, nhìn chung, các địa phương đã có sự quan tâm, nghiêm túc thực hiện quy định pháp luật đối với người cao tuổi nói chung, phụ nữ cao tuổi nói riêng. Ngoài chính sách nhà nước, các địa phương quan tâm trợ cấp người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn thông qua các hoạt động vận động nguồn lực xã hội hóa; Công tác chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, chúc thọ, mừng thọ... được quan tâm triển khai. Ngoài ra còn có các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi phát triển kinh tế.

Để người cao tuổi tự tin cống hiến - 2

Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội đề nghị phải tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của người cao tuổi.

Theo bà Lê Thị Thiên Hương, người cao tuổi là một trong những đối tượng yếu thế cần được quan tâm. Nhưng nói vậy không có nghĩa, khi nhắc tới người cao tuổi là nghĩ ngay tới những người cô đơn, sức khỏe kém, sống phụ thuộc, cần trợ giúp. Người cao tuổi giữ vai trò quan trọng trong gia đình, ngoài xã hội, vì vậy, nếu được hỗ trợ, tạo điều kiện, người cao tuổi hoàn toàn có thể phát huy tốt vai trò của mình.

Minh chứng tại huyện Phúc Thọ cho thấy, toàn huyện đang có gần 1.500 người cao tuổi tham gia trong các tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể, Hội quần chúng, tổ hòa giải ở cơ sở; 168 người cao tuổi tham gia làm kinh tế, số người cao tuổi làm chủ trang trại, doanh nghiệp; 4.768 người cao tuổi vẫn đang trực tiếp tham gia lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; có 196 người cao tuổi làm kinh tế giỏi cho thu nhập từ 200 triệu trở lên mỗi năm. Ngoài ra nhiều người cao tuổi tuy không trực tiếp sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ vai trò hướng dẫn và giúp đỡ con cháu làm ăn đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống, giảm nghèo tại địa phương.

Tại quận Hai Bà Trưng, theo bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, Phó Chủ tịch UBND phường Quỳnh Mai, phường hiện có dân số 11.893 người, trong đó người cao tuổi là 2124 người chiếm tỷ lệ 17,8% dân số. Người cao tuổi, trong đó phần lớn là người cao tuổi nữ đã đóng góp vào phần không nhỏ trong các hoạt động quản lý tại địa phương, trong phong trào tự quản về vệ sinh môi trường, văn minh đô thị, an sinh xã hội, trong xây dựng gia đình văn hoá, tổ dân phố văn hoá, trong hưởng ứng các phong trào thi đua của quận Hai Bà Trưng cũng như của Thành phố. Các hoạt động của người cao tuổi cùng với hoạt động của chính quyền, các đoàn thể và Nhân dân đã góp phần xây dựng phường Quỳnh Mai ngày một văn minh hiện đại, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế-xã hội-an ninh quốc phòng hằng năm.

Để có thể làm tốt hơn nữa công tác chăm lo cho người cao tuổi, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương đề nghị cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chế độ chính sách về người cao tuổi; quan tâm đến người cao tuổi là phụ nữ; chính quyền các địa bàn cần quan tâm đến giám sát thực hiện các chế độ chính sách đối với người cao tuổi; nâng cao hơn nữa chất lượng các mô hình dành cho người cao tuổi.

Đặc biệt, một nội dung quan trọng là triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức hơn nữa của cộng đồng về vai trò của người cao tuổi, tạo điều kiện để người cao tuổi được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng... Bằng cách đó sẽ giúp người cao tuổi phát huy vai trò gương mẫu trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Chia sẻ

Bài và ảnh: Hoàng Lan

Tin cùng chuyên mục

Chung tay hành động vì Thủ đô “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Chung tay hành động vì Thủ đô “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” nhằm hướng tới xây dựng một Thủ đô Hà Nội không những hiện đại mà còn gắn liền với giá trị bền vững và thân thiện với môi trường. Chung tay cùng các cấp ngành, đoàn thể, mỗi gia đình, cán bộ hội viên phụ nữ và cộng đồng dân cư đang tích cực chung tay hành động từ những việc làm nhỏ nhất để đóng góp vào việc xây dựng một...

Trở thành Công nhân giỏi Thủ đô bằng lòng say nghề

Trở thành Công nhân giỏi Thủ đô bằng lòng say nghề

Đạt danh hiệu Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024, đồng thời là một trong 100 Công nhân giỏi được biểu dương, khen thưởng tại quê hương Bác Hồ, chị Trần Thị Vân Khánh - chuyên viên cắt mẫu, phòng Kỹ thuật mẫu, Công ty TNHH SX&TM Tuấn Trang (quận Hà Đông, TP Hà Nội) “bật mí” rằng, chỉ cần cố gắng hết mình, tận hiến với công việc, với đam mê nghề nghiệp thì sẽ phát huy được khả...

Nữ cán bộ U70 hăng say chuyển đổi số

Nữ cán bộ U70 hăng say chuyển đổi số

Bà Huỳnh Thị Thanh Thủy (65 tuổi, sống tại tổ dân phố 12 phường Đức Giang, quận Long Biên) từng là Chi hội trưởng phụ nữ, Tổ phó Tổ dân phố 12. Nay bà là đội trưởng đội văn nghệ TDP 12. Năm 2024, khi quận Long Biên triển khai chủ đề “Năm hành động vì cảnh quan môi trường đô thị và chuyển đổi số”, bà Thủy trở thành nòng cốt của TDP. Hình ảnh bà mang theo máy tính, điện thoại...

Bà Nhàn “biết tuốt”

Bà Nhàn “biết tuốt”

23 năm làm cộng tác viên dân số, bà Bùi Thị Nhàn, ở phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội đã giúp đỡ nhiều phụ nữ trong Tổ dân phố được đảm bảo quyền chăm sóc sức khoẻ sinh sản, có thêm hiểu biết về Kế hoạch hoá gia đình.

Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn

Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn

Năm 2024, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã triển khai có hiệu quả hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố. Nhiều mô hình hiệu quả đã ra đời, được hội viên phụ nữ và người dân đồng tình hưởng ứng.

“Nâng tầm” nông sản nhờ chuyển đổi số

“Nâng tầm” nông sản nhờ chuyển đổi số

Từ lâu, khoa học công nghệ đã trở thành một trong hai trụ đỡ trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông sản năng suất, chất lượng và có giá trị cao. Tại Hà Nội, nhiều cơ chế, chính sách nhằm tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nông sản đã được triển khai. Qua đó, tạo động lực cho nông sản Thành phố phát triển, góp...

Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Thủ đô

Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Thủ đô

Đội ngũ nữ doanh nhân, phụ nữ làm chủ các cơ sở sản xuất ngày càng phát triển cả về lượng và chất, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm… Những thành quả ấy đã tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Thủ đô, cho thấy sự đúng đắn trong việc hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, trao...

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Trao yêu thương tới phụ nữ, trẻ em khó khăn

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Trao yêu thương tới phụ nữ, trẻ em khó khăn

Để hỗ trợ những gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn có “mái ấm” khang trang, sạch đẹp, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã phát huy nội lực, tích cực vận động kinh phí xã hội hóa để xây, sửa hàng trăm mái ấm tình thương. Sự vào cuộc tích cực của các cấp Hội Phụ nữ đã góp phần thực hiện hiệu quả công tác sách an sinh xã hội trên địa bàn Thành...

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Ba Vì là huyện có địa bàn rộng với diện tích 424,5km2, có 31 xã, thị trấn được chia làm 3 vùng: vùng núi, vùng đồi gò và vùng đồng bằng ven sông. Riêng khu vực miền núi có 7 xã với 76 thôn. Trưởng phòng Dân tộc huyện Ba Vì Bùi Huy Giáp chia sẻ rằng, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, khu vực 7 xã này đều không còn đặc biệt khó khăn.