Diễn đàn kết nối và giao lưu nữ doanh nhân 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia: Phát huy vai trò của phụ nữ 3 nước trong phát triển kinh tế xanh và bền vững

Thanh Thanh
Chia sẻ

Diễn đàn kết nối và giao lưu Nữ doanh nhân 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia với chủ đề “Nữ doanh nhân và kinh tế xanh” diễn ra tại Hà Nội vừa qua, là sáng kiến của Hội Phụ nữ 3 nước góp phần thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ, của nữ doanh nhân vào phát triển kinh tế xanh và bền vững; phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của phụ nữ, đặc biệt là nữ doanh nhân.

Phát huy tiềm năng thế mạnh của nữ doanh nhân 3 nước

Phát biểu tại hội nghị đầu tháng 7 vừa qua, bà Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành TƯ Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, nay là Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết: Là một nước đang phát triển, Việt Nam đã mạnh dạn đưa ra những cam kết rất mạnh mẽ về phát triển xanh và bền vững. Phát triển bền vững cũng là quan điểm xuyên suốt của Đảng và Chính phủ Việt Nam, đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và được cụ thể hóa bằng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 của Chính phủ Việt Nam.

Tham gia phát triển kinh tế xanh có nhiều chủ thể, trong đó doanh nghiệp là một trong những chủ thể quan trọng nhất. Cùng với nỗ lực chung của cộng đồng doanh nhân, nữ doanh nhân là lực lượng không thể tách rời trong chiến lược tăng trưởng xanh, góp phần kiến tạo một hệ sinh thái tăng trưởng bền vững. Do đó, việc phát huy giá trị vốn có của các nữ lãnh đạo doanh nghiệp, thúc đẩy một cộng đồng nữ doanh nhân quyết tâm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ xanh có giá trị vượt trội và có trách nhiệm với môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Diễn đàn kết nối và giao lưu nữ doanh nhân 3 nước  Việt Nam - Lào - Campuchia: Phát huy vai trò của phụ nữ 3 nước trong phát triển kinh tế xanh và bền vững - 1

Bà Hà Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại diễn đàn.

Bà Bùi Thị Minh Hoài đề nghị, trong thời gian tới, Hội Phụ nữ 3 nước sẽ tích cực phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm trong việc tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức và hỗ trợ hội viên, phụ nữ về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Thực hiện vai trò kết nối các nữ doanh nhân với Chính phủ, chính quyền các cấp, giữa các nữ doanh nhân ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nữ của 3 nước tiếp tục tiên phong, chủ động áp dụng các biện pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phù hợp với các nhóm nhiệm vụ chiến lược về giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; xanh hóa sản xuất; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Hội LHPN Việt Nam, Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam tiếp tục chủ động đề xuất và triển khai các sáng kiến, hoạt động chung nhằm phát huy vai trò của nữ doanh nhân và Hội Phụ nữ đóng góp thực chất, hiệu quả vào phát triển kinh tế xanh và bền vững, qua đó góp phần tích cực củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Nhiều sáng kiến, kinh nghiệm trong phát triển kinh tế xanh

Theo bà Hà Thị Nga, Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam: Trong những năm qua, Hội LHPN Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực đóng góp vào phát triển kinh tế xanh của đất nước như: vận động hội viên, phụ nữ chủ động tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, đồng hành cùng nữ doanh nhân phát triển kinh tế theo hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững.

Nhiều sáng kiến, ý tưởng về “sản xuất sạch, chế biến sạch, tiêu dùng sạch”, mô hình “phụ nữ sống xanh” được phụ nữ cả nước hưởng ứng. Ngày khởi nghiệp với chủ đề “Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh” năm 2019, “Phụ nữ khởi nghiệp nâng tầm thương hiệu sản phẩm OCOP” năm 2022, “Phụ nữ khởi nghiệp phát huy tài nguyên bản địa” năm 2023, đặc biệt “Phụ nữ khởi nghiệp, sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024 được phát động và tổ chức triển khai trong toàn hệ thống Hội. Sáng kiến Ngày khởi nghiệp đã khuyến khích phụ nữ cả nước tham gia, trong đó có các nhóm phụ nữ dễ bị tổn thương, góp phần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp xanh. Hội cũng đã tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế sinh học - tuần hoàn - xanh gắn với nông nghiệp bền vững, các mô hình tận dụng vật liệu tái chế như biến rác thành Bảo hiểm y tế, Sổ tiết kiệm cho hội viên nghèo…

Diễn đàn kết nối và giao lưu nữ doanh nhân 3 nước  Việt Nam - Lào - Campuchia: Phát huy vai trò của phụ nữ 3 nước trong phát triển kinh tế xanh và bền vững - 2

Các đại biểu tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm của các nước tại diễn đàn

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, các cấp Hội LHPN Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số. Trong những đóp góp đó có dự tham gia tích cực của Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam với vai trò là tổ chức thành viên của Hội LHPN Việt Nam cũng đã có nhiều hoạt động, sáng kiến nhằm phát huy vai trò của doanh nhân, nữ doanh nhân trong kinh tế xanh.

Đến từ Hội LHPN Lào, bà A-ly Vông-no-bun-thăm, Uỷ viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch Hội cho biết: Phụ nữ chiếm 50% dân số của cả nước và trong lực lượng lao động có công ăn việc làm chiếm 1/2 đất nước Lào thì phụ nữ chiếm 45,3%. Hội LHPN đã đề ra tầm nhìn và kế hoạch phát triển phụ nữ quốc gia với 10 chương trình, 65 dự án để phát triển phụ nữ trên phạm vi toàn quốc từ nay đến năm 2025. Trung ương LHPN Lào đã phối hợp với Bộ Công Thương, Hội Nữ doanh nhân và tổ chức quốc tế đối tác phát triển, bao gồm của Quỹ tài chính vi mô doanh nghiệp vừa và nhỏ để khuyến khích và tạo điều kiện cho phụ nữ và Hội LHPN các tỉnh viết bản đề nghị nhu cầu của mình để xin nguồn vốn ủng hộ dự án.

Song song với việc triển khai các dự án, Hội LHPN Lào đã tạo sự vững mạnh cho cộng đồng tại vùng nông thôn để thúc đẩy phong trào phát triển kinh doanh vừa và nhỏ thông qua mạng lưới của Hội Phụ nữ, cụ thể là: Dự án khuyến khích sản xuất thành hàng hóa ODOP, khuyến khích tạo nghề sản xuất thủ công, phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường, các hoạt động tạo sự vững mạnh về kinh tế của phụ nữ có sự điều chỉnh về biến đổi khí hậu, tổ chức tập huấn phát triển nghề ở địa phương.

Bà Chu Bun Êng, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Campuchia vì Hoà bình và Phát triển cho biết: Tại Campuchia lực lượng lao động nữ chiếm 84% và có 61% trong số các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa này do phụ nữ điều hành và sở hữu. Để xây dựng nền kinh tế xanh, Vương quốc Campuchia đã thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và phê duyệt Kế hoạch chiến lược quốc gia về phát triển xanh giai đoạn 2013-2030. Chính phủ Hoàng gia Campuchia đang chuẩn bị và hoàn thiện các chính sách, thông lệ phù hợp với xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo môi trường xã hội và bảo vệ môi trường, đạt các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và đóng góp của quốc gia trong việc thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (NDCs) và thúc đẩy Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững. Hiệp hội Phụ nữ vì Hòa bình và Phát triển Campuchia sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với phụ nữ ở Việt Nam, Lào, các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới cũng như các tổ chức trong nước và quốc tế, bao gồm cả khu vực tư nhân; hành động có trách nhiệm trong phát triển xanh và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, trồng cây tại các vùng bị suy thoái, bảo tồn và bảo vệ tài nguyên rừng, động vật hoang dã trong rừng, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu để phụ nữ có thể được hưởng lợi một cách tích cực, công bằng và thân thiện với môi trường.

Chia sẻ

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Cùng với chuyển đổi số quốc gia, phụ nữ phường Giảng Võ – đơn vị hành chính mới được thành lập từ 01/7/2025 đang từng bước phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và đổi mới tư duy trong việc ứng dụng công nghệ, tiếp nối truyền thống năng động, tiên phong của phụ nữ phường Thành Công trước đây. Dưới sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Giảng Võ, các gia...

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nhiều năm gắn bó với công tác tại Đảng ủy xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, chị Nguyễn Thị Thanh, người dân tộc Mường, Bí thư đảng ủy xã luôn được cấp trên tin tưởng, nhân dân yêu mến. Với trách nhiệm nặng nề, song chị Thanh luôn trăn trở để đưa xã Yên Bình ngày càng phát triển đi lên, đổi thay tích cực từng ngày.

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó,...

Những người hàn gắn hạnh phúc

Những người hàn gắn hạnh phúc

Cuộc sống với nhiều áp lực khiến các gia đình không tránh khỏi lúc mâu thuẫn. Khi đó, để hòa giải, ngoài sự cố gắng của người trong cuộc, có những trường hợp còn cần đến sự hỗ trợ của người hòa giải viên.