Hỗ trợ phụ nữ di cư kinh doanh trực tuyến, làm chủ tài chính

Mai Chi
Chia sẻ

Hướng dẫn phụ nữ di cư khu vực phi chính thức (là những lao động tự do, không có quan hệ lao động về mặt pháp luật) kinh doanh trực tuyến an toàn, đúng pháp luật để cải thiện kinh tế gia đình hay vận động phụ nữ tăng cường ứng dụng công nghệ, hưởng ứng tiêu dùng thông minh và tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt là các hoạt động của Hội LHPN Hà Nội nhằm hỗ trợ phụ nữ tự chủ tài chính, góp phần xây dựng thành phố hòa bình, sáng tạo.

Tích cực ứng dụng công nghệ số, nâng cao thu nhập

Nhiều phụ nữ nhập cư đến Hà Nội với hy vọng cải thiện cuộc sống, tuy vậy họ phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ. Môi trường làm việc của phụ nữ trong khu vực phi chính thức thường thiếu an toàn và thiếu cả những quyền lợi cơ bản của người lao động như hợp đồng, bảo hiểm, mức lương xứng đáng. Họ cũng gặp khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội. Bên cạnh gánh nặng kiếm tiền, phụ nữ nhập cư cùng gia đình còn phải gồng gánh cả trách nhiệm chăm sóc không được trả công khiến họ khó cân bằng cuộc sống và công việc, thiếu thời gian nghỉ ngơi.

Vì thế, theo bà Nguyễn Thị Hảo, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội, việc cần nhất là đào tạo nghề và tạo việc làm cho phụ nữ di cư, để chị em cải thiện kinh tế gia đình, từ đó mới nâng cao nhận thức để tự bảo vệ bản thân, đóng góp tích cực cho xã hội.

Khi đại dịch đi qua, thương mại điện tử với các phiên bán hàng trực tuyến dần phát triển. Nếu có thể bắt kịp xu hướng, phụ nữ nhập cư làm việc trong khu vực phi chính thức có thể có nguồn thu nhập đáng kể bên cạnh công việc chính hoặc chuyển đổi hoàn toàn sang lĩnh vực kinh doanh. Đây cũng là lí do dự án WODIMO – Phụ nữ ứng dụng công nghệ số tổ chức sự kiện truyền thông dự án kết hợp với hội chợ và livestream với mong muốn mở ra cơ hội hỗ trợ phụ nữ di cư trong thị trường lao động phi chính thức nâng cao thu nhập và cải thiện năng lực tiếp cận dịch vụ công. Dự án do Liên minh châu Âu tài trợ - thực hiện trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 5/2023 đến hết tháng 11 năm 2025. Dự án được UBND TP Hà Nội phê duyệt và tiếp nhận tại Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 20/4/2023. Vừa qua, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ (Hội LHPN Hà Nội) phối hợp tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam (CARE) tổ chức buổi truyền thông giới thiệu dự án đến chị em phụ nữ di cư tại các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội.

Hỗ trợ phụ nữ di cư kinh doanh trực tuyến, làm chủ tài chính - 1

Bà Nguyễn Thị Hảo, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội (bên phải) tập huấn cho chị em phụ nữ về chuyên đề Phụ nữ làm chủ tài chính trên livestream.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, quản lý dự án từ tổ chức CARE chia sẻ: “Dự án WODIMO mở ra một cơ hội tạo thu nhập khá hơn cho nhóm phụ nữ lao động di cư trong khu vực phi chính thức thông qua các hoạt động hỗ trợ chị em kinh doanh trực tuyến. Các hoạt động của dự án được thiết kế theo nhu cầu thực tế và khả năng nội tại của các nhóm tham gia.

Thông qua các khóa đào tạo, cầm tay chỉ việc của các chuyên gia đến từ các sàn thương mại điện tử uy tín; từ mạng lưới kết nối các đơn vị cung cấp nguồn hàng có chứng nhận, nguồn gốc xuất xứ, cùng các chương trình đồng hành cùng người bán, hy vọng trong tương lai không xa chị em phụ nữ di cư tham gia dự án sẽ nâng cao được kỹ năng bán hàng hiệu quả, cải thiện được thu nhập cho bản thân và chất lượng cuộc sống của gia đình”.

Bà Nguyễn Thị Hảo nhận định “WODIMO có tính thiết thực cao, tạo cơ hội cho lao động nhập cư về Hà Nội tăng thu nhập và tiếp cận các chính sách an sinh xã hội, từ đó ổn định cuộc sống và đóng góp phát triển kinh tế xã hội Thủ đô”. Trong thời gian thực hiện, dự án cũng sẽ làm việc với các cơ quan chức năng và thúc đẩy các giải pháp hướng tới tạo điều kiện để nhóm lao động di cư phi chính thức có thể tiếp cận và sử dụng hiệu quả các dịch vụ công cơ bản.

Tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt

Vừa qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ (Hội LHPN Hà Nội) đã hướng dẫn chị em thực hành kinh doanh trực tuyến và quảng bá sản phẩm của phụ nữ Thủ đô

Theo đó, triển khai thực hiện Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của TP Hà Nội về việc thanh toán không dùng tiền mặt; Quyết định số 4028/QĐ-UBND ngày 10/8/2023 của UBND TP Hà Nội về việc ban hành Đề án “Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô xây dựng TP hòa bình, sáng tạo giai đoạn 2023-2026”, nhằm tuyên truyền vận động làm thay đổi, tạo thói quen của phụ nữ Thủ đô thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội đã phối hợp với Công ty Cổ phần ứng dụng Công nghệ BIG CASH BACK tổ chức cuộc thi “Tiêu dùng thông minh, thanh toán không dùng tiền mặt”.

Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng tham gia của 17 đơn vị Hội LHPN quận, huyện và đã được Công ty CP ứng dụng Công nghệ BIG CASH BACK tạo lập 17 gian hàng BCB shop (phần mềm quản lý bán hàng). Công ty đã tặng 50.000 điểm tương đương 50.000 đồng vào tài khoản tiêu dùng ngay khi khách hàng đăng ký.

Hỗ trợ phụ nữ di cư kinh doanh trực tuyến, làm chủ tài chính - 2

Phụ nữ di cư được giảng viên của sàn thương mại điện tử Shopee hướng dẫn các kỹ năng bán hàng trực tuyến.

Bước đầu triển khai, cuộc thi đã giúp cho 32 doanh nghiệp nữ được hàng trăm sản phẩm lên gian hàng và kết nối làm hỗ trợ cho hàng trăm hôị viên trải nghiệm kỹ năng mua bán trên sàn thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt.

Căn cứ vào thể lệ hội thi, Ban tổ chức đã chọn ra 1 một giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 1 giải Khuyến khích để trao thưởng.

Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội Nguyễn Thị Hảo bày tỏ tin tưởng hội thi là tiền đề để tiếp tục vận động phụ nữ tăng cường ứng dụng công nghệ, hưởng ứng tiêu dùng thông minh và tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt.

Tại chương trình, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Hỗ trợ phát triển phụ nữ Hà Nội đã phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hỗ trợ phát triển kinh tế phụ nữ toàn cầu RB tổ chức đào tạo cho chị em phụ nữ về chuyên đề Phụ nữ làm chủ tài chính nhằm hỗ trợ phụ nữ phát triển bản thân và cống hiến cho cộng đồng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án Phụ nữ làm chủ cuộc đời.

Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tâm lý - giáo dục Ngọc Ân là một trong những đơn vị tham gia buổi đào tạo này. Đại diện trung tâm cho hay, buổi tập huấn đã mang lại những góc nhìn mới về vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế hiện đại và cách họ có thể tự tin nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Trung tâm có thể áp dụng các kiến thức này vào giảng dạy, giúp các học sinh, đặc biệt là các em nữ, có thêm động lực và kỹ năng để phát triển bản thân và sự nghiệp.

Chia sẻ

Mai Chi

Tin cùng chuyên mục

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nhiều năm gắn bó với công tác tại Đảng ủy xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, chị Nguyễn Thị Thanh, người dân tộc Mường, Bí thư đảng ủy xã luôn được cấp trên tin tưởng, nhân dân yêu mến. Với trách nhiệm nặng nề, song chị Thanh luôn trăn trở để đưa xã Yên Bình ngày càng phát triển đi lên, đổi thay tích cực từng ngày.

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó,...

Những người hàn gắn hạnh phúc

Những người hàn gắn hạnh phúc

Cuộc sống với nhiều áp lực khiến các gia đình không tránh khỏi lúc mâu thuẫn. Khi đó, để hòa giải, ngoài sự cố gắng của người trong cuộc, có những trường hợp còn cần đến sự hỗ trợ của người hòa giải viên.

Tấm gương của một phụ nữ Mường

Tấm gương của một phụ nữ Mường

Để giúp phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế, Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo các cấp Hội tiến hành rà soát các tổ/nhóm sinh kế, tổ hợp tác có phụ nữ làm chủ tại các xã thuộc vùng DTTS&MN làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ; chỉ đạo Hội LHPN 5 huyện có đông đồng bào...