Mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu”: Nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử trong cộng đồng

Bài và ảnh: Thanh Thanh
Chia sẻ

Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tích cực triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố và cuộc vận động "Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”. Trong đó, mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” đã và đang được các cấp Hội duy trì, nhân rộng góp phần nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử trong cộng đồng.

Sự vào cuộc của nhiều cấp, ngành

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, tháng 8/2024, Hội LHPN quận Long Biên đã tổ chức ra mắt 2 mô hình điểm “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” tại Tổ dân phố số 7 phường Đức Giang và Tổ dân phố số 20 phường Thượng Thanh. Mô hình này đã nhận được sự đồng tình ủng hộ không chỉ của cán bộ hội viên phụ nữ mà còn của người dân địa phương và chính quyền các cấp. Chia sẻ với phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô, ông Âu Mạnh Tùng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Đức Giang cho biết: Sau khi có kế hoạch hướng dẫn của Hội Phụ nữ, chúng tôi đã vào cuộc, chung sức, đồng lòng, đoàn kết để ra mắt mô hình điểm “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” tại Tổ dân phố số 7.

Theo ông Nguyễn Quốc Hoàn, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận Tổ dân phố 20, phường Thượng Thanh, việc đảm nhận xây dựng mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” là nhiệm vụ khó, nhưng cũng là vinh dự lớn đối với cán bộ, đảng viên, hội viên phụ nữ và nhân dân trong Tổ dân phố. Bởi người dân trong Tổ dân phố chính là những người sẽ được hưởng thụ thành quả của mô hình mang lại. Theo đó, từ tháng 4/2024, Cấp ủy Chi bộ tổ dân phố số 20 đã thống nhất đưa nội dung xây dựng Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu là một trong các nội dung trọng tâm trong Nghị quyết lãnh đạo của Chi bộ, lấy Chi hội phụ nữ làm nòng cốt thực hiện. Trước đó, để mô hình điểm được ra mắt tại tổ, chúng tôi đã tổ chức Hội nghị đại biểu nhân dân họp bàn những giải  pháp để triển khai thực hiện các nội dung xây dựng “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu”; đồng thời, thống nhất chủ trương, tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện góp công, góp sức, góp nguồn lực để phối hợp xây dựng công trình “Đoạn đường nở hoa”, “Đoạn đường xanh, sạch, đẹp”…

Mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu”: Nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử trong cộng đồng - 1

Ông Ngô Mạnh Điềm, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Long Biên (thứ 5 từ trái sang) cùng các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” tại phường Thượng Thanh.

Ghi nhận đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của cán bộ hội viên phụ nữ và sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền, tổ dân phố trong quá trình triển khai xây dựng mô hình, ông Ngô Mạnh Điềm, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Long Biên cho biết: Mô hình “Tổ dân phố, thôn văn hóa kiểu mẫu” đang được đẩy mạnh trên địa bàn toàn Thành phố với quyết tâm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng cũng như xây dựng nếp sống văn hóa người Hà Nội. Tại quận, 2 mô hình điểm được ra mắt là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu, vất vả, đầy trách nhiệm của cán bộ hội viên phụ nữ. Thời gian tới, tổ chức Hội, tổ dân phố cần định kỳ tổ chức giám sát, đánh giá hiệu quả của mô hình, kịp thời động viên khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp, cách làm hay sáng tạo và nhân rộng mô hình này trên các địa bàn khác.

Nhiều cách làm hay, sáng tạo

Theo Chủ tịch Hội LHPN quận Cầu Giấy Nguyễn Kim Lê, trong tháng 8/2024 vừa qua, thiết thực các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Hội LHPN quận Cầu Giấy cũng đã tổ chức ra mắt mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” tại Tổ dân phố số 21 phường Nghĩa Đô. Quận Hội lựa chọn thực hiện điểm mô hình tại tổ 21 và nhận được sự tích cực vào cuộc của Tổ dân phố. Ban Công tác mặt trận và các chi hội đoàn thể đã tích cực tuyên truyền cán bộ hội viên và Nhân dân trong Tổ thực hiện Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng. Trong đó, đoạn đường tự quản về xanh - sạch - đẹp của Tổ dân phố được Chi hội phụ nữ đảm nhiệm và làm đầu mối quản lý, thực hiện cùng với chi bộ, các chi hội khác. Tổ dân phố đã vận động nhân dân lắp camera an ninh, thành lập tổ liên gia phòng cháy chữa cháy, vận động trên 90% các hộ gia đình tự trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy tại nhà...

Cùng với đó, Hội Phụ nữ phường Nghĩa Đô và chi tổ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền cán bộ hội viên thực hiện tuyên truyền các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, nếp sống, lối sống người Hà Nội thanh lịch - văn minh; phong trảo thi đua Xây dựng người phụ nữ Thủ đô “Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch”; thực hiện mô hình "Lời nói hay- Việc làm tốt- Ứng xử đẹp”....; tổ chức khánh thành công trình Phụ nữ vì cộng đồng gồm: Mô hình “Góc xanh” với nhiều cây xanh tạo cảnh quan xanh mát cho nhà họp tổ dân phố, Mô hình “Ngôi nhà pin” thu gom phân loại rác gây quỹ từ thiện, công trình tranh tường bích hoạ về quy tắc ứng xử nơi công cộng và cảnh đẹp Hà Nội; đồng thời, phối hợp niêm yết bảng Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại sân chơi để nhân dân biết và thực hiện...

Mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu”: Nhân lên nét đẹp văn hóa ứng xử trong cộng đồng - 2

Hội LHPN quận Cầu Giấy ra mắt mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” tại phường Trung Hòa. 

Trước đó vào cuối tháng 7, mô hình Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu tại số 32, phố Trung Kính, phường Trung Hòa cũng đã được ra mắt. Tổ dân phố đã vận động nguồn xã hội hóa lắp camera an ninh, thành lập tổ liên gia phòng cháy chữa cháy, vận động trên 90% các hộ gia đình tự trang bị thiết bị PCCC tại nhà. Tại nhà họp, Tổ dân phố đã lắp đặt 3 giá sách; 04 máy tính kết nối internet đễ hỗ trợ ngân dân tra cứu thông tin và truy cập dịch vụ công trực tuyến.

Các mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” cũng đã được thực hiện ở nhiều quận, huyện khác. Tại phường Điện Biên, quận Ba Đình để thực hiện mô hình, các tổ dân phố đã đẩy mạnh các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng các mô hình tự quản về an ninh - trật tự, duy trì trật tự đô thị, vệ sinh môi trường tại địa bàn. Đưa các tiêu chí chấp hành, thực hiện việc xây dựng Tổ dân phố kiểu mẫu về văn minh đô thị vào nội dung xây dựng quy ước của tổ dân phố gắn với đánh giá, bình xét danh hiệu gia đình văn hóa và phân loại, đánh giá chất lượng đảng viên vào cuối năm. Có thể nhận thấy, bằng những việc làm sáng tạo trong thực hiện mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu” tại các quận, huyện trong thời gian qua không những tạo không gian xanh - sạch - văn minh mà còn lan tỏa nét đẹp văn hóa ứng xử văn minh trong cộng đồng.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, trong thời gian tới, các cấp Hội Phụ nữ sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền cho người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng mô hình “Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu" do Hội triển khai gắn với các tiêu chí trong nội dung bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng của TP Hà Nội; vận động nguồn xã hội hóa, sự tham gia của các cấp chính quyền và người dân để góp sức xây dựng, giữ gìn, duy trì mô hình, đem lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho cán bộ hội viên phụ nữ và cộng đồng; tiếp tục nghiên cứu phối hợp, sớm triển khai và nhân rộng thêm nhiều mô hình tại địa bàn cơ sở.

Chia sẻ

Bài và ảnh: Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Chung tay hành động vì Thủ đô “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Chung tay hành động vì Thủ đô “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” nhằm hướng tới xây dựng một Thủ đô Hà Nội không những hiện đại mà còn gắn liền với giá trị bền vững và thân thiện với môi trường. Chung tay cùng các cấp ngành, đoàn thể, mỗi gia đình, cán bộ hội viên phụ nữ và cộng đồng dân cư đang tích cực chung tay hành động từ những việc làm nhỏ nhất để đóng góp vào việc xây dựng một...

Trở thành Công nhân giỏi Thủ đô bằng lòng say nghề

Trở thành Công nhân giỏi Thủ đô bằng lòng say nghề

Đạt danh hiệu Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024, đồng thời là một trong 100 Công nhân giỏi được biểu dương, khen thưởng tại quê hương Bác Hồ, chị Trần Thị Vân Khánh - chuyên viên cắt mẫu, phòng Kỹ thuật mẫu, Công ty TNHH SX&TM Tuấn Trang (quận Hà Đông, TP Hà Nội) “bật mí” rằng, chỉ cần cố gắng hết mình, tận hiến với công việc, với đam mê nghề nghiệp thì sẽ phát huy được khả...

Nữ cán bộ U70 hăng say chuyển đổi số

Nữ cán bộ U70 hăng say chuyển đổi số

Bà Huỳnh Thị Thanh Thủy (65 tuổi, sống tại tổ dân phố 12 phường Đức Giang, quận Long Biên) từng là Chi hội trưởng phụ nữ, Tổ phó Tổ dân phố 12. Nay bà là đội trưởng đội văn nghệ TDP 12. Năm 2024, khi quận Long Biên triển khai chủ đề “Năm hành động vì cảnh quan môi trường đô thị và chuyển đổi số”, bà Thủy trở thành nòng cốt của TDP. Hình ảnh bà mang theo máy tính, điện thoại...

Bà Nhàn “biết tuốt”

Bà Nhàn “biết tuốt”

23 năm làm cộng tác viên dân số, bà Bùi Thị Nhàn, ở phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội đã giúp đỡ nhiều phụ nữ trong Tổ dân phố được đảm bảo quyền chăm sóc sức khoẻ sinh sản, có thêm hiểu biết về Kế hoạch hoá gia đình.

Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn

Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn

Năm 2024, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã triển khai có hiệu quả hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân thực hiện đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố. Nhiều mô hình hiệu quả đã ra đời, được hội viên phụ nữ và người dân đồng tình hưởng ứng.

“Nâng tầm” nông sản nhờ chuyển đổi số

“Nâng tầm” nông sản nhờ chuyển đổi số

Từ lâu, khoa học công nghệ đã trở thành một trong hai trụ đỡ trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông sản năng suất, chất lượng và có giá trị cao. Tại Hà Nội, nhiều cơ chế, chính sách nhằm tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nông sản đã được triển khai. Qua đó, tạo động lực cho nông sản Thành phố phát triển, góp...

Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Thủ đô

Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ Thủ đô

Đội ngũ nữ doanh nhân, phụ nữ làm chủ các cơ sở sản xuất ngày càng phát triển cả về lượng và chất, giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm… Những thành quả ấy đã tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Thủ đô, cho thấy sự đúng đắn trong việc hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, trao...

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Trao yêu thương tới phụ nữ, trẻ em khó khăn

Các cấp Hội LHPN Hà Nội: Trao yêu thương tới phụ nữ, trẻ em khó khăn

Để hỗ trợ những gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn có “mái ấm” khang trang, sạch đẹp, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã phát huy nội lực, tích cực vận động kinh phí xã hội hóa để xây, sửa hàng trăm mái ấm tình thương. Sự vào cuộc tích cực của các cấp Hội Phụ nữ đã góp phần thực hiện hiệu quả công tác sách an sinh xã hội trên địa bàn Thành...

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Ba Vì là huyện có địa bàn rộng với diện tích 424,5km2, có 31 xã, thị trấn được chia làm 3 vùng: vùng núi, vùng đồi gò và vùng đồng bằng ven sông. Riêng khu vực miền núi có 7 xã với 76 thôn. Trưởng phòng Dân tộc huyện Ba Vì Bùi Huy Giáp chia sẻ rằng, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, khu vực 7 xã này đều không còn đặc biệt khó khăn.