Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế

Bài và ảnh: Trâm Anh
Chia sẻ

Để hỗ trợ cho các hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã nỗ lực phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cùng một số nguồn vốn uy tín để tạo nguồn vốn vay ưu đãi cho chị em, giúp các gia đình hội viên phụ nữ có thêm nguồn vốn phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng.

Đòn bẩy để chị em nỗ lực vươn lên

Khoảng 10 năm trước đây, vợ chồng chị Nguyễn Thị Huệ (SN 1980), hội viên Chi hội Phụ nữ xóm 5, thôn Đông Lao, xã Đông La huyện Hoài Đức. không có công ăn việc làm ổn định, chồng chị bị tai nạn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thường xuyên phải đi bệnh viện và chi phí thuốc men rất tốn kém.

Biết tới vốn vay ưu đãi mà Hội Phụ nữ xã nhận ủy thác, chị Huệ mạnh dạn vay 50 triệu để đầu tư cây giống, thuê đất trồng ổi Di Trạch, bưởi Diễn, xen kẽ là các loại cây và nuôi gia súc, gia cầm… Từ sự giúp đỡ ban đầu của tổ chức Hội, cùng sự chịu khó, cần cù của cả hai vợ chồng, đến nay, vườn bưởi, ổi của gia đình chị Huệ đang có tổng diện tích 8 sào với khoảng 30 gốc bưởi Diễn và 200 gốc ổi Di Trạch. Ngoài ra, chị còn trồng thêm cà chua, nuôi gia súc, gia cầm để cải thiện thêm thu nhập. Ổi là loại cây ăn quả mang lại thu nhập chính cho gia đình chị Huệ, vào chính vụ lúc ổi ngon, giòn nhất, chị Huệ bán được 50 - 70kg/ngày.

Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế - 1

Hội LHPN Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ ủy thác vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2024 cho các cán bộ Hội.

Là một trong những đối tượng được hỗ trợ vay vốn NHCSXH, chị Trần Thị Thực ở xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức cho biết: “Trước đây, gia đình tôi thuộc diện khó khăn về kinh tế, thiếu vốn sản xuất. Khoảng 8 năm trước, tôi được Hội LHPN xã Xuy Xá giúp đỡ và tạo điều kiện tiếp cận nguồn vay ưu đãi 30 triệu đồng thông qua Ngân hàng chính sách xã hội. Khi có vốn, tôi đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, vịt, sản xuất lúa. Nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi kịp thời mà cuộc sống gia đình tôi được cải thiện hơn trước. Mức thu nhập bình quân của gia đình tôi hiện đạt trên 100 triệu đồng/năm”.

Bên cạnh việc giúp đỡ cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vay vốn, Hội LHPN xã Xuy Xá còn hỗ trợ cho hội viên có điều kiện khởi nghiệp, kinh doanh thông qua vay vốn tín dụng chính sách. Chị Nguyễn Thị Trang ở thôn Tân Độ cho biết: “Lúc trước, tôi rất muốn thực hiện một mô hình để phát triển kinh tế nhưng không thực hiện được, một phần cũng do thiếu vốn. Sau khi được Hội LHPN xã đến tuyên truyền và giúp đỡ cho tôi được vay vốn ưu đãi tôi thấy cũng rất tiện lợi và mạnh dạn đăng ký vay 60 triệu đồng. Có vốn, tôi đầu tư mua máy may công nghiệp để mở xưởng may. Hiện tại, xưởng của tôi có gần 10 công nhân may lành nghề thu nhập từ 4 - 7 triệu đồng/tháng/người”. Ngoài ra, Hội LHPN xã còn vận động hội viên tham gia vay vốn thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng để tạo thêm nguồn vốn cho vay.

Từ hộ may nhỏ, sau khi được vay vốn ưu đãi tín chấp từ Hội LHPN, chị Hoàng Thị Hường, thôn Trường Xuân, xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai cũng đã đầu tư mua máy móc, mở xưởng may tại nhà. Hiện nay, xưởng may của chị Hường đang phát triển tốt, tạo việc làm cho hơn 10 lao động địa phương với mức lương từ 5-6 triệu đồng/người/tháng.

Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế - 2

Các đồng chí lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội thăm Mô hình trồng bưởi, ổi của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ.

Theo số liệu báo cáo của Hội LHPN huyện Thanh Oai, các cấp Hội LHPN huyện đã quản lý tổng số các nguồn vốn là trên 416 tỷ 500 triệu đồng cho trên 7.300 người vay. Chủ tịch Hội LHPN huyện Thanh Oai Nguyễn Thúy Mai cho biết từ những nguồn vốn vay ưu đãi đó đã hỗ trợ cho 105 hộ thoát nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo bằng các hoạt động cho tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, giới thiệu việc làm, giúp đỡ ngày công, con giống, tập huấn kiến thức và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho chị em hội viên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Qua đánh giá hoạt động phối hợp cho vay qua tổ vay vốn là kênh dẫn vốn hiệu quả, tạo điều kiện cho hộ vay được tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng, thuận lợi và an toàn.

Đẩy mạnh phổ biến kiến thức quản lý tài chính hiệu quả cho phụ nữ

Được ví như “cánh tay nối dài” trong truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng địa chỉ, trong những năm qua, Hội LHPN Hà Nội đã phối hợp với Ngân hàng CSXH NN&PTNT, Ngân hàng quan tâm hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao quyền năng kinh tế cho chị em, từ đó nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần thực hiện bình đẳng giới.

Theo bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN thành phố Hà Nội, từ nguồn vốn đã hỗ trợ các hộ vay để phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, qua đó hạn chế được tình trạng cho vay lãi nặng, tín dụng đen ở địa bàn nông thôn; tạo điều kiện xây dựng và củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, tập hợp và phát triển hội viên…

Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế - 3

Tại huyện Thanh Trì, hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn thường xuyên được quan tâm, giới thiệu vay các nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Đặc biệt, tại những địa phương còn nhiều khó khăn, tín dụng chính sách xã hội có vị trí quan trọng trong việc góp phần nâng cao vị thế của chị em phụ nữ đối với xã hội, giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trong đó có hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Có thể nói, thông qua sự hỗ trợ của các cấp Hội LHPN thành phố Hà Nội ngày càng nhiều các mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ được thành lập. Các mô hình phát triển kinh tế do Hội Phụ nữ đảm nhận đã góp phần khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, duy trì các làng nghề truyền thống, hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình bền vững, nâng cao đời sống hội viên phụ nữ, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội cũng cho biết, từ nay đến hết năm 2024, Hội LHPN các huyện, thị xã cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để hội viên hiểu rõ các chính sách ưu đãi của ngân hàng; phối hợp các chi nhánh tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của tổ chức Hội, các tổ vay vốn và hộ vay vốn; đồng thời, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội, cán bộ Tổ vay vốn; tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, đào tạo nghề cho hội viên; hướng dẫn hội viên sử dụng vốn đúng mục đích đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Chia sẻ

Bài và ảnh: Trâm Anh

Tin cùng chuyên mục

Nữ chiến sĩ làm Chủ tịch Hội

Nữ chiến sĩ làm Chủ tịch Hội

Được tin tưởng bầu làm Chủ tịch Hội Phụ nữ từ năm 2023 đến nay, Thượng uý QNCN Trương Thị Kiều Oanh, Nhân viên tài chính, Chủ tịch Hội Phụ nữ ban CHQS quận Bắc Từ Liêm (trước đây) (từ 1/7, chị chuyển công tác sang Học viện Quân y) luôn xác định rõ trách nhiệm của mình là người “giữ lửa”, kết nối và dẫn dắt các hoạt động Hội. Những thành tích chị đạt được trong các...

Nữ Tổ trưởng Tổ dân phố tận tụy với cộng đồng

Nữ Tổ trưởng Tổ dân phố tận tụy với cộng đồng

Từ năm 2020 đến nay bà Dương Thị Phấn được tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ dân phố (TDP) 3 phường Phú La, quận Hà Đông (từ ngày 1/7 trở thành phường Kiến Hưng, thành phố Hà Nội). Khi nhận nhiệm vụ, bà tìm hiểu hoàn cảnh từng gia đình, từ đó đề xuất, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, bà đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia ủng hộ các phong trào...

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Hội Phụ nữ cùng gia đình hội viên tham gia “bình dân học vụ số”

Cùng với chuyển đổi số quốc gia, phụ nữ phường Giảng Võ – đơn vị hành chính mới được thành lập từ 01/7/2025 đang từng bước phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và đổi mới tư duy trong việc ứng dụng công nghệ, tiếp nối truyền thống năng động, tiên phong của phụ nữ phường Thành Công trước đây. Dưới sự đồng hành của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Giảng Võ, các gia...

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...