Trở thành Công nhân giỏi Thủ đô bằng lòng say nghề

Chi Anh
Chia sẻ

Đạt danh hiệu Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024, đồng thời là một trong 100 Công nhân giỏi được biểu dương, khen thưởng tại quê hương Bác Hồ, chị Trần Thị Vân Khánh - chuyên viên cắt mẫu, phòng Kỹ thuật mẫu, Công ty TNHH SX&TM Tuấn Trang (quận Hà Đông, TP Hà Nội) “bật mí” rằng, chỉ cần cố gắng hết mình, tận hiến với công việc, với đam mê nghề nghiệp thì sẽ phát huy được khả năng, năng lực của mình.

Đến nay, chị Vân Khánh đã có hơn 24 năm thâm niên trong ngành thời trang. Kinh qua nhiều công việc và cũng thay đổi nơi làm việc một vài lần, chị nói đã gần như trải qua những buồn vui trong nghề. Nhưng nhìn lại quãng thời gian đã qua, với chị vẫn là hạnh phúc. Buồn vui chỉ là dư vị, thành quả lớn nhất chị có được là những thành tích cá nhân, những sản phẩm thời trang được thiết kế ưng ý và rất nhiều mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè thân thiết.

Thời trang, cắt may là những đam mê từ bé của chị Khánh. Bởi chị được sinh ra, lớn lên từ cái nôi truyền thống của ngành dệt may – tỉnh Nam Định. Mơ ước trở thành một người thợ, một người thiết kế thời trang giỏi, học xong cấp 3, chị nộp hồ sơ thi tuyển vào Trường Trung học Công nghiệp II (nay là Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định). Tốt nghiệp ra trường, chị Khánh vào làm việc tại một số công ty tại tỉnh nhà. Sau một thời gian trải nghiệm, chị thấy mình mong muốn phát triển bản thân hơn nữa, nên quyết định khăn gói lên Hà Nội thử sức.

Trở thành Công nhân giỏi Thủ đô bằng lòng say nghề - 1

Chị Trần Thị Vân Khánh, một chuyên viên giỏi lĩnh vực cắt mẫu rập tại Công ty TNHH SX&TM Tuấn Trang

Gắn bó với Công ty Tuấn Trang từ năm 2017 từ vị trí chuyên viên cắt mẫu, chị Trần Thị Vân Khánh không nhớ rõ mình đã vẽ và cho ra bao nhiêu mẫu rập. “Có những mẫu rập đòi hỏi trí tuệ tập thể, chúng tôi cùng suy nghĩ và trao đổi với nhau những ý tưởng. Qua nhiều ngày điều chỉnh, thiết kế và ra rập, thành quả cuối cùng phải đảm bảo sao cho tiết giảm tối đa các chi tiết, công đoạn, nhưng vẫn thẩm mỹ và yêu cầu kỹ thuật. Lúc làm thì trăn trở, tìm tòi, có những lúc tưởng chừng bí thì anh chị em lại thâm nhập thị trường. Nghề sáng tạo cho chúng tôi những thử thách đó, nhưng đổi lại, khi đã tìm được ý tưởng, sản phẩm ra đời đạt chất lượng, đưa ra thị trường được khách hàng tin dùng và đón nhận thì không niềm vui nào sánh bằng”, chị Khánh cho hay. Làm nghề với tâm thế đó, nên dễ hiểu vì sao chị Trần Thị Vân Khánh đã trở thành một chuyên viên giỏi lĩnh vực cắt mẫu rập tại Công ty và là một trong những đoàn viên Công đoàn đi đầu trong các phong trào thi đua, nhiều năm liền được Công ty và Công đoàn cấp trên khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất… Đặc biệt, năm 2024, chị Vân Khánh được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội khen thưởng và tuyên dương Công nhân giỏi Thủ đô.

Thời trang là ngành công nghiệp biến đổi theo từng giây, từng phút, nên công việc thiết kế thời trang được cho là rất dễ đào thải nếu người thiết kế không biết cách cập nhật kiến thức, xu hướng. Thừa nhận điều đó, chị Trần Thị Vân Khánh chia sẻ, bản thân chị luôn tự nhắc nhở mình thường xuyên cập nhật mẫu mã, xu hướng và ứng dụng khoa học kỹ thuật… để sáng tạo ra những sản phẩm mới, phù hợp với thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng. Biết rằng, trong cuộc sống không phải lúc nào cũng có thể hừng hực khí thế để làm việc, sẽ có những lúc vì áp lực mà mệt mỏi, nên chị Khánh rèn cho mình một bí quyết, đó là giữ nguồn năng lượng tích cực cho bản thân. “Khi có thái độ tích cực, lạc quan, mình có thể theo đuổi đam mê của mình mà không thấy vất vả”, chị nói.

Không chỉ bản thân luôn cố gắng, nỗ lực, chị Khánh còn nhận được sự động viên, điểm tựa lớn từ gia đình. Công việc của một chuyên viên cắt mẫu rập bận rộn, công ty lại xa nhà, chị gần như luôn đi sớm về muộn. Thế nhưng, chị có người chồng thấu hiểu và sẻ chia với công việc của vợ. Chuyện nhà cửa, con cái và các công việc gia đình khác vì thế mà không bị xao nhãng. “Gia đình, chồng và các con chính là động lực để mình phấn đấu trong công việc, được cả nhà ủng hộ, mình thấy thật may mắn”, chị Vân Khánh bộc bạch. Danh hiệu Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024 không chỉ là niềm vui, niềm tự hào mà với chị Khánh, đó còn là một ký ức, một kỷ niệm không bao giờ quên trong sự nghiệp của một thợ may say nghề.

Chia sẻ

Chi Anh

Tin cùng chuyên mục

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của phụ nữ

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và hội nhập toàn cầu, phụ nữ Thủ đô đang phát huy tinh thần chủ động, tổ chức nhiều hoạt động có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng người phụ nữ Thủ đô "Trung hậu, Sáng tạo, Đảm đang, Thanh lịch"; đồng thời tích cực khơi dậy tinh thần đổi mới, “dám nghĩ, dám làm” của phụ nữ

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Những lời tin yêu dành tặng báo Hội

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), các độc giả, cộng tác viên thân thiết của Báo Phụ nữ Thủ đô đã chia sẻ cảm xúc và gửi những lời chúc mừng đến Báo.

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Làm giàu từ bánh chưng “Mai béo”

Bánh chưng là món ăn tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt. Với chị Hoa Thị Mai (xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội), món ăn truyền thống ấy còn là cơ hội để khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, và tạo việc làm cho nhiều phụ nữ quanh mình.

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Người cao tuổi bắt nhịp chuyển đổi số

Không chỉ là “cây cao bóng cả” trong mỗi gia đình, khu dân cư, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội còn trở thành tấm gương sáng trong cộng đồng khi tích cực tham gia phong trào “Bình dân học vụ số” - một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Phong trào này đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp người cao tuổi tiếp cận công nghệ số một cách dễ dàng và...

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của Dự án 8

Sau 5 năm thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025), các cấp Hội Phụ nữ Việt Nam đã thành lập nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, qua đó, tạo sự chuyển...

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

“Diệt giặc dốt” trên không gian số

Trong lịch sử dân tộc, mỗi khi đất nước đứng trước một cuộc chuyển mình, phụ nữ Việt Nam luôn là những người âm thầm nhưng bền bỉ góp sức vào hành trình kiến thiết và đổi thay. Từ những lớp “bình dân học vụ” năm xưa, nơi phụ nữ nông thôn lần đầu cầm bút học chữ, cho đến thời đại số hôm nay, họ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong phong trào học tập suốt đời,...

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nữ Bí thư dân tộc Mường “miệng nói, tay làm”

Nhiều năm gắn bó với công tác tại Đảng ủy xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, chị Nguyễn Thị Thanh, người dân tộc Mường, Bí thư đảng ủy xã luôn được cấp trên tin tưởng, nhân dân yêu mến. Với trách nhiệm nặng nề, song chị Thanh luôn trăn trở để đưa xã Yên Bình ngày càng phát triển đi lên, đổi thay tích cực từng ngày.

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội bảo tồn di sản văn hóa bằng công nghệ

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến là trung tâm văn hóa lớn của nước ta, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú, đặc sắc, được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Hà Nội là nơi diễn ra quá trình chuyển đổi số một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Trong dòng chảy mạnh mẽ đó,...

Những người hàn gắn hạnh phúc

Những người hàn gắn hạnh phúc

Cuộc sống với nhiều áp lực khiến các gia đình không tránh khỏi lúc mâu thuẫn. Khi đó, để hòa giải, ngoài sự cố gắng của người trong cuộc, có những trường hợp còn cần đến sự hỗ trợ của người hòa giải viên.

Tấm gương của một phụ nữ Mường

Tấm gương của một phụ nữ Mường

Để giúp phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế, Hội LHPN Hà Nội chỉ đạo các cấp Hội tiến hành rà soát các tổ/nhóm sinh kế, tổ hợp tác có phụ nữ làm chủ tại các xã thuộc vùng DTTS&MN làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ; chỉ đạo Hội LHPN 5 huyện có đông đồng bào...