Phương pháp trị mụn bằng tỏi "hot" trên TikTok có thực sự hiệu quả hay hại da? Bác sĩ da liễu chỉ cách làm đúng nhất

Sol
Chia sẻ

Tỏi có thể trị mụn được không? Vogue hỏi 3 chuyên gia liệu “phương pháp làm đẹp da bằng tỏi” có tiềm ẩn nguy hiểm không?

Khi tìm kiếm trên Tiktok cụm từ "tỏi trị mụn" sẽ thấy có rất nhiều video hiện ra với nhiều cách sử dụng tỏi để trị mụn như nhai nát tỏi rồi bôi lên mụn hoặc cắt một lát tỏi đắp lên chỗ mụn,... và chỉ ngày hôm sau, mụn đã hoàn toàn biến mất. Điều này khiến không ít người cảm thấy rất ngạc nhiên và thắc mắc liệu tỏi có thực sự có tác dụng kỳ diệu như vậy?

Tạp chí Vouge đã nhờ ba chuyên gia: Bác sĩ tại phòng khám da liễu Ketaki Bhate, bác sĩ da liễu Shereene Idriss, chuyên gia dinh dưỡng và Emily English - người sáng lập công ty về sức khỏe tiêu hóa để tìm ra sự thật.

Phương pháp trị mụn bằng tỏi "hot" trên TikTok có thực sự hiệu quả hay hại da? Bác sĩ da liễu chỉ cách làm đúng nhất - 1

Trên mạng xã hội, không ít cư dân mạng thi nhau chia sẻ cách trị mụn bằng tỏi.

Thoa tỏi lên mặt có thể gây kích ứng và để lại sẹo

Tỏi có mặt trong mọi gia đình, rất dễ kiếm và dễ làm, nhưng không ai trong số ba chuyên gia cho rằng bôi tỏi trực tiếp lên da là một ý tưởng hay. Bác sĩ Bhate cho biết: “Da có thể bị kích ứng, viêm nhiễm hoặc thậm chí bị sẹo”.

Còn bác sĩ Idriss thẳng thắn nói: “Đắp tỏi trực tiếp lên da sẽ không bao giờ chữa khỏi mụn trứng cá. Hầu hết các video trên Internet sử dụng tỏi để trị mụn đều xử lý loại mụn do mất cân bằng nội tiết tố. Mụn do nội tiết tố khác với các loại mụn do viêm nhiễm. Mụn do viêm cần được giải quyết một cách căn bản và giảm tác dụng phụ như sẹo vĩnh viễn".

Phương pháp trị mụn bằng tỏi "hot" trên TikTok có thực sự hiệu quả hay hại da? Bác sĩ da liễu chỉ cách làm đúng nhất - 2

Thoa tỏi trực tiếp lên da có thể gây kích ứng và thậm chí để lại sẹo.

Vậy nên dùng sản phẩm nào để trị mụn do viêm? Bác sĩ Bhate nhắc nhở điều quan trọng nhất là cần thảo luận về tình trạng của bạn với bác sĩ da liễu và kê đơn điều trị thích hợp. "Tình trạng da của mỗi người là khác nhau, vì vậy không có công thức thần kỳ nào. Nói chung, tôi khuyên dùng các sản phẩm không gây mụn và các sản phẩm chăm sóc da có thành phần đơn giản, vì sử dụng quá nhiều sản phẩm hóa chất có thể trở thành gánh nặng cho da", bác sĩ Bhate nói.

Đối với mụn trứng cá viêm nhẹ, bác sĩ Idriss có một số khuyến nghị cụ thể: “Axit tẩy tế bào chết, đặc biệt là axit salicylic (BHA), có thể loại bỏ bã nhờn dư thừa tích tụ trong lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn trở nên trầm trọng hơn. Benzen peroxide có đặc tính kháng khuẩn và A-alcohol, A-aldehyde có thể điều chỉnh quá trình trao đổi chất của tế bào. Cuối cùng, nếu bạn đột nhiên nổi mụn to và sưng tấy vào thời điểm quan trọng và nóng lòng muốn loại bỏ nó, trước tiên bạn có thể sử dụng băng gạc ưa nước để điều trị các mảng mụn là giải pháp khẩn cấp, nhưng chúng không phải là giải pháp lâu dài.”

Phương pháp trị mụn bằng tỏi "hot" trên TikTok có thực sự hiệu quả hay hại da? Bác sĩ da liễu chỉ cách làm đúng nhất - 3

Chuyên gia khuyên nên sử dụng các sản phẩm có thành phần trị mụn với mụn viêm.

Ăn tỏi có thể giúp chống viêm, hỗ trợ giảm mụn

Bạn không bao giờ nên chà tỏi trực tiếp lên da, nhưng nếu không bị dị ứng hoặc nhạy cảm thì bạn có thể ăn tỏi như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.

Chuyên gia dinh dưỡng Emily English cho biết: “Tỏi rất giàu vitamin C và B6, mangan và selen, cũng như các hợp chất lưu huỳnh như allicin, đã được chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn”. Do đó, ăn tỏi có thể giúp giảm viêm bên trong cơ thể, từ đó giảm hình thành mụn.

Phương pháp trị mụn bằng tỏi "hot" trên TikTok có thực sự hiệu quả hay hại da? Bác sĩ da liễu chỉ cách làm đúng nhất - 4

Ăn tỏi là một cách tốt để giảm viêm trong cơ thể, từ đó giúp giảm mụn viêm.

Ngoài ăn tỏi, chuyên gia Emily khuyên rằng nếu bạn đang gặp rắc rối với mụn trứng cá, bạn nên duy trì chế độ ăn ít đường, giàu chất chống oxy hóa và tiêu thụ nhiều Omega-3 (cá biển sâu và quả óc chó), men vi sinh (sữa chua kefir, dưa cải bắp, kim chi) và kẽm (bao gồm cả hạt bí ngô và quinoa).

Chia sẻ

Sol

Tin cùng chuyên mục