Loại bánh "tầng tầng lớp lớp" đặc sản Lạng Sơn, xưa ghét nhau lắm mới mời ăn món này

Thảo Anh
Chia sẻ

Đây là một món đặc sản đường phố được người dân Lạng Sơn vô cùng ưa chuộng. Nếu có dịp ghé thăm, bạn nhất định phải thưởng thức loại bánh độc lạ này.

Cũng giống như nhiều tỉnh thành trên cả nước, Lạng Sơn có nhiều món ngon đặc sản mà bất cứ du khách nào cũng muốn nếm thử. Nếu như vịt quay, phở chua, khâu nhục đã quá quen thì hãy tìm và thưởng thức bánh cao sằng, một món ăn vặt đường phố được nhiều người dân Lạng Sơn yêu thích. 

Loại bánh "tầng tầng lớp lớp" đặc sản Lạng Sơn, xưa ghét nhau lắm mới mời ăn món này - 1

Bánh cao sằng – đặc sản Lạng Sơn

Thoạt nghe, nhiều người sẽ cảm thấy thú vị và lạ lẫm trước cái tên độc lạ - bánh cao sằng, hay cao chằng. Theo tiếng Tày, Nùng, "cao" có nghĩa là bánh, "sằng" có nghĩa là tầng, cái tên đơn giản nghĩa là bánh nhiều tầng.

Tại Lạng Sơn, bánh cao sằng đã xuất hiện từ lâu đời. Món bánh này là sự kết hợp giữa ẩm thực Việt Nam và Trung Hoa. Trong quá trình giao thương giữa người dân hai nước, người Hoa đã mang món cao sằng đến khu vực Lạng Sơn.

Theo thời gian, người dân xứ Lạng dần biến tấu, điều chỉnh hương vị để món ăn cho phù hợp với khẩu vị người Việt. Từ đó, bánh cao sằng trở thành một phần độc đáo trong văn hóa ẩm thực của Lạng Sơn.

Loại bánh "tầng tầng lớp lớp" đặc sản Lạng Sơn, xưa ghét nhau lắm mới mời ăn món này - 2

Món bánh lạ từ tên gọi tới hình thức

Cách chế biến và nguyên liệu của bánh cao sằng khá đơn giản nhưng hương vị vẫn đậm đà, thơm ngon rất đặc trưng. Thành phần chính để làm bánh là gạo tẻ. Gạo được chọn phải là loại già, mẩy, đều hạt, trắng và thơm.

Sau khi ngâm gạo qua đêm, xay nhuyễn rồi nhào thành bột nước sền sệt, người ta dàn đều phần bột bánh vào khuôn. Để bánh chín đều, người làm phải hấp tới ba lần, chia thành ba lớp bột hấp cách thủy.

Lần đầu đổ bột đem hấp chín xong, người làm lại thêm vào khay một lớp bột sống nữa và hấp tiếp. Bánh chín lại thêm lớp bột thứ ba, mỏng hơn và rắc phần nhân lên trên cùng.

Phần nhân bánh được làm từ thịt lợn băm nhỏ và hành khô. Thịt và hành khô sau khi được xào chín sẽ phết một lớp mỏng lên trên để mặt bánh không bị khô, mùi vị đậm đà hơn.

Loại bánh "tầng tầng lớp lớp" đặc sản Lạng Sơn, xưa ghét nhau lắm mới mời ăn món này - 3

Bát bánh cao sằng đặc biệt thơm ngon

Khi ăn, những lát bánh cao sằng được cắt thành từng miếng hình chữ nhật, lấp loáng lớp bột trắng trong và phần thịt thơm phức óng màu mật ong trên bề mặt. Đặt bánh vào vào trong chiếc bát nhỏ, rắc thêm chút lạc rang giã nhỏ béo bùi, hương thơm lan tỏa khiến thực khách chỉ muốn lập tức cầm muỗng lên thưởng thức. 

Có người không thích dùng canh thì chấm bánh với nước mắm pha giấm ngâm tỏi ớt hoặc tương ớt. Ngoài ra, tùy theo khẩu vị của từng người có thể thêm rau mùi thái nhỏ vào bánh hoặc không.

Một bát cao sằng đạt chất lượng có phần bánh mềm mịn, có vị bùi của bột gạo lật sật nhân thịt băm đậm đà, thơm ngậy mùi hành mỡ kèm nước canh hầm từ xương ống lợn nóng hôi hổi. Để không bị ngán, người Lạng Sơn chọn bánh cao sằng để làm đồ ăn sáng và thường không quá hai miếng và nửa bát nước chấm. Khi ăn đổ ngập nước chấm vào bánh thì sẽ ngon hơn. 

Loại bánh "tầng tầng lớp lớp" đặc sản Lạng Sơn, xưa ghét nhau lắm mới mời ăn món này - 4

Mỗi người có một cách ăn khác nhau

Loại bánh này có mặt nhiều nhất ở những địa phương có nhiều người dân tộc Tày, Nùng sinh sống. Từ chiếc bánh cao sằng, người dân Lạng Sơn có câu truyền nhau là nếu ghét nhau thì cứ nấu cho nhau ăn cao sằng, nếu cực ghét nhau thì hãy mời nhau. Tuy nhiên, cũng có những câu chuyện dí dỏm hài hước mang ý nghĩa ngược lại về chiếc bánh cao sằng, họ mời nhau ăn bánh để thể hiện sự ấm áp của tình thân. 

Dù thế nào thì dây cũng là một món ăn thú vị và hấp dẫn, mang đầy đủ tinh hoa của sự kết hợp giữa ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Việt Nam. Nếu có dịp tới Lạng Sơn, đừng quên thưởng thức món bánh độc lạ từ tên gọi tới hình thức này. 

Chia sẻ

Thảo Anh

Tin cùng chuyên mục

Học sinh phổ thông mở trại hè cho các em nhỏ

Học sinh phổ thông mở trại hè cho các em nhỏ

Học Trại hè khoa học Science Camp là hoạt động thường niên dành cho các em nhỏ từ 6-13 tuổi được tổ chức bởi Society of Open Science (SOS), câu lạc bộ khoa học lớn nhất của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Qua các mùa hoạt động, trại hè đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều gia đình mỗi năm.

Những tấm gương bình dị tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc

Những tấm gương bình dị tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc

Những năm qua, phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc của thành phố Hà Nội đã phát triển rực rỡ với nhiều kết quả nổi bật. Hàng trăm những mô hình, cách làm hay đảm bảo an ninh trật tự, xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, cùng lực lượng công an chung tay giữ gìn sự bình yên của Thủ đô.

Tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân

Tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân

Ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, 126 xã, phường mới hình thành sau sắp xếp tại Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền 2 cấp. Thái độ phấn khởi và thuận lợi khi đến làm thủ tục hành chính tại xã, phường mới của Nhân dân đã cho thấy sự tận tâm, trách nhiệm của các cán bộ công chức làm việc tại bộ máy chính quyền mới trong phục vụ Nhân dân.

Cô gái Việt được vinh danh trong Forbes 30 Under 30 châu Á

Cô gái Việt được vinh danh trong Forbes 30 Under 30 châu Á

Tạp chí Forbes Asia vừa công bố danh sách 30 Under 30 châu Á năm 2025, vinh danh 30 cá nhân dưới 30 tuổi có ảnh hưởng nổi bật trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trên 10 lĩnh vực khác nhau. Trong danh sách năm nay, Jenny Huỳnh (tên thật là Huỳnh Việt Hoàng Vy) là một trong hai đại diện đến từ Việt Nam, được xướng tên ở hạng mục Truyền thông, Tiếp thị và Nội dung số.

Hà Nội nỗ lực nâng cao chất lượng dân số

Hà Nội nỗ lực nâng cao chất lượng dân số

Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; chú trọng giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số… là những mục tiêu mà Hà Nội nỗ lực thực hiện trong thời gian qua.