Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

THS.BS PHẠM HUY VŨ TÙNG
Chia sẻ

Cận thị đang trở thành một vấn nạn liên quan đến sức khỏe và kinh tế xã hội toàn cầu và là loại tật khúc xạ mắc phải phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè, các con càng dễ bị cận thị, tăng độ hoặc nhanh mỏi mắt khi đi học trở lại.

Cận thị (myopia) là gì?

Cận thị (myopia) là tật khúc xạ phổ biến khiến người bệnh khó nhìn thấy vật ở xa nhưng lại nhìn rõ vật rất gần.

Cận thị thường gặp ở lứa tuổi đi học, thanh thiếu niên, nhất là từ 8 – 12 tuổi. Ở tuổi thiếu niên, khi cơ thể phát triển nhanh chóng, tình trạng mắt cận trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, đến 20 tuổi trở đi, độ cận ít thay đổi.

Mức độ cận thị được chia thành 3 nhóm. Cận thị nhẹ: Dưới -3.00 diop. Cận thị trung bình: Từ -3.25 đến -6.00 diop. Cận thị nặng: Trên -6.00 diop.

Nguyên nhân cận thị

Các yếu tố nguy cơ gây ra cận thị chủ yếu do thói quen và các hoạt động kém lành mạnh như: Đọc sách, truyện trong môi trường thiếu ánh sáng hay với cự ly gần trong thời gian dài; chơi game trên điện thoại, trên máy vi tính; xem tivi… quá nhiều khiến mắt trẻ phải điều tiết liên tục, gây mệt mỏi, đau và nhức mắt.

Dấu hiệu cận thị ở mắt

Mờ mắt khi nhìn vật ở xa: Khó nhìn thấy các vật ở xa như biển báo, bảng đèn…

Nheo mắt: Nhìn mọi thứ với đôi mắt khép hờ để tập trung nhìn rõ.

Mỏi mắt: Xảy ra khi nhìn tập trung vào một chỗ trong một thời gian dài mà không chớp mắt. Điều này làm mắt khô và mệt mỏi.

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè - 1

Ảnh minh họa

Nhức đầu: Người bệnh có cảm giác đau khắp đầu hoặc một vùng cụ thể trên đầu.

Chớp mắt thường xuyên: Tốc độ chớp mắt đạt tối thiểu 14 - 17 lần/phút ở tuổi thiếu niên và tăng lên 15 - 30 lần/phút ở tuổi trưởng thành. Nếu nhận thấy chớp mắt quá nhiều có thể là dấu hiệu của một nguyên nhân tiềm ẩn như cận thị.

Với trẻ em sẽ gặp khó khăn khi nhìn mọi thứ trên bảng trắng hoặc màn hình chiếu trong lớp học. Trẻ thường có những biểu hiện khi nhìn như: Liên tục nheo mắt; dường như không biết các vật thể ở xa; chớp mắt quá mức; dụi mắt thường xuyên; ngồi gần tivi.

Với người lớn bị cận thị thường thấy khó đọc biển báo đường phố hoặc biển hiệu trong cửa hàng. Một số người bệnh bị mờ mắt trong ánh sáng mờ như khi lái xe vào ban đêm nhưng lại nhìn rõ vào ban ngày. Tình trạng này được gọi là cận thị ban đêm.

Một số phương pháp điều trị cận thị

Kính mắt: Đây là cách đơn giản, an toàn để cải thiện thị lực do cận thị gây ra. Tròng kính đeo mắt cũng có thể được thiết kế điều chỉnh sự kết hợp của các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị và viễn thị.

Kính áp tròng: Là những đĩa nhựa nhỏ được đặt trực tiếp trên giác mạc. Một kính áp tròng điều chỉnh được nhiều tật khúc xạ. Kính có nhiều loại vật liệu và yêu cầu bảo quản kỹ lưỡng. Bác sĩ có thể giới thiệu kính áp tròng phù hợp nhất dựa vào tình trạng đã khám và lối sống của người bệnh.

Phẫu thuật: Phương pháp này giúp giảm nhu cầu đeo kính mắt và kính áp tròng. Bác sĩ sử dụng tia laser để định hình lại giác mạc. Nhưng phương pháp điều trị phẫu thuật không phải là một lựa chọn cho tất cả người bệnh bị cận thị. Chỉ nên phẫu thuật khi cận thị không còn tiến triển. Bác sĩ sẽ giải thích những lợi ích và rủi ro của các lựa chọn điều trị phẫu thuật.

Phòng ngừa cận thị ở mắt

Các bước phòng ngừa cận thị để tăng cường sức khỏe và thị lực tốt cho mắt gồm: Khám mắt thường xuyên. Bảo vệ đôi mắt khỏi ánh nắng mặt trời. Đeo kính bảo vệ khi chơi thể thao hoặc làm việc. Sử dụng ánh sáng phù hợp khi đọc và làm việc. Đeo kính theo toa chỉ dẫn. Vệ sinh và bảo quản kính mắt hoặc kính áp tròng theo chỉ dẫn.

Hãy để mắt nghỉ ngơi, rời khỏi máy tính hoặc công việc nhìn gần khác cứ sau 20 phút 1 lần bằng cách nhìn vào một vật cách xa 600cm trong 20 giây. Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe. Tập thể dục thường xuyên. Kiểm soát các tình trạng sức khỏe như huyết áp cao hoặc tiểu đường. Không hút thuốc.

Chia sẻ

THS.BS PHẠM HUY VŨ TÙNG

Tin cùng chuyên mục

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Theo thống kê, thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất trên toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 1,62 tỷ người, chiếm khoảng 24,8% dân số thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở các nước đang phát triển và ở những nhóm dân cư dễ bị tổn thương như trẻ em tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai.

5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung

5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Về mặt giải phẫu học, cổ tử cung là phần dưới của tử cung, được nối với âm đạo ở phía dưới và với tử cung ở phía trên. Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, đặc biệt ở những phụ nữ trên 30 tuổi.

Chăm sóc da mùa hanh khô

Chăm sóc da mùa hanh khô

Mùa thu đến, tiết trời không còn nắng nóng gay gắt như mùa hè nhưng lại có phần khô hanh hơn khiến làn da dễ bị khô, bong tróc. Dưới đây là một số lưu ý để làn da duy trì được độ ẩm, mịn màng hơn trong mùa thu.

Đau cột sống thắt lưng

Đau cột sống thắt lưng

Hầu hết mọi người đều có ít nhất một lần trong đời có đau cột sống thắt lưng. Đau có thể khiến bệnh nhân lo lắng, thậm chí đau có thể xuất hiện với mức độ rất dữ dội, nhưng phần lớn đau cột sống thắt lưng theo tiến trình tự nhiên có thể tự hết trong vòng vài tuần. Những trường hợp cần can thiệp khẩn cấp hoặc phẫu thuật thường không nhiều.

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Mưa bão, ngập lụt kéo theo nhiều yếu tố gây hại cho da, chẳng hạn như độ ẩm cao, môi trường ô nhiễm, nước bẩn... Bên cạnh bệnh da, nguy cơ bỏng do nước nóng, hóa chất, bỏng điện do chập cháy trong mùa bão cũng tăng lên đáng kể. Khoa Da liễu và Bỏng - BV Bạch Mai ghi nhận nhiều ca bệnh đến khám với nhiều bệnh lý da và bỏng khác nhau trong thời gian gần đây.

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

Liên cầu khuẩn lợn (tên khoa học Streptoccocus suis) là tác nhân gây bệnh (viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp ở lợn). Nếu không may nhiễm liên cầu khuẩn lợn, có thể gây bệnh cảnh nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng như: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm nội tâm mạc…

Phân biệt sốt phát ban và sởi

Phân biệt sốt phát ban và sởi

Sốt phát ban và sởi là hai bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ nhưng dễ gây nhầm lẫn bởi triệu chứng ban đầu của bệnh khá tương đồng. Tuy nhiên, người bệnh có thể dựa vào một số tiêu chí để phân biệt sốt phát ban và sởi.

U xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú là loại u vú lành tính phổ biến nhất, thường xuất hiện ở người trong độ tuổi từ 15-35. Có đến 10% phụ nữ mắc u xơ tuyến vú vào một thời điểm trong đời.