Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

TS.BS LÊ VĂN TUẤN
Chia sẻ

Đột quỵ là bệnh nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao. Thời gian gần đây, số người bị đột quỵ, trong đó nhiều bệnh nhân trẻ tuổi đang ngày càng gia tăng. Nhận biết sớm dấu hiệu trước khi đột quỵ hay dấu hiệu cảnh báo đột quỵ... giúp tăng hiệu quả cứu sống người bệnh.

Đột quỵ có thể nhận biết từ sớm không?

Đột quỵ thường khởi phát đột ngột, tuy nhiên các dấu hiệu trước khi đột quỵ có thể khởi phát từ sớm. Trên thực tế, có khoảng 43% người bệnh khởi phát cơn đột quỵ nhỏ (cơn thiếu máu não thoáng qua TIA) trước khi bị đột quỵ nghiêm trọng một tuần. Theo đó, các dấu hiệu nghi ngờ cơn TIA như đau đầu, tê bì, ngứa râm ran…, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để được thăm khám và dự phòng bệnh kịp thời.

Lưu ý quy tắc FAST

Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cũng có thể xảy ra trước cơn đột quỵ không lâu. Những dấu hiệu này bao gồm các biểu hiện đặc thù có thể được nhận biết từ sớm thông qua quy tắc FAST, cụ thể như sau:

F (face: gương mặt): Gương mặt có hiện tượng yếu liệt, mất cân đối, chảy xệ, cười lệch một bên mặt.

A (arm: tay): Gặp khó khăn trong việc cử động tay (bao gồm cả chân) hoặc yếu liệt một bên của cơ thể là triệu chứng trước khi bị đột quỵ phổ biến. Người xung quanh có thể kiểm chứng bằng cách yêu cầu người bệnh giơ cùng lúc hai cánh tay. Nếu người bệnh gặp khó khăn khi nâng hai tay qua đầu cùng lúc thì có thể đang có nguy cơ cao khởi phát đột quỵ trong thời gian gần.

S (speech: giọng nói): Đột ngột thay đổi giọng nói hoặc nói dính chữ, nói ngọng có thể là dấu hiệu trước khi đột quỵ. Người thân có thể yêu cầu người bệnh nói câu nói đơn giản, quen thuộc để kiểm chứng hiện tượng này.

T (time: thời gian): Cuối cùng, khi một người xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ thì cần được đưa đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt. Người bệnh đột quỵ cần được điều trị bằng các phương pháp phù hợp để hạn chế tổn thương, tăng khả năng hồi phục sức khỏe tối ưu.

Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo đột quỵ - 1

Ảnh minh họa

Ngoài ra, chúng ta cần quan tâm tới các biểu hiện khác như: Đau đầu dữ dội, đột ngột; chóng mặt, mất thăng bằng và giảm khả năng phối hợp; thay đổi hoặc suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt; suy giảm nhận thức, gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin cơ bản.

Dấu hiệu đột quỵ có thể cảnh báo trước bao nhiêu ngày?

Trong một số trường hợp, có thể nhận biết triệu chứng của đột quỵ trước 1 ngày hay nhiều giờ thông qua quy tắc FAST. Khi đó, người bệnh cần được cấp cứu y tế càng sớm càng tốt để bảo vệ tính mạng và các chức năng thần kinh quan trọng trong cơ thể.

Ngoài ra, trước một tuần hay trước nhiều ngày khởi phát đột quỵ nghiêm trọng, người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện của cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) như tê yếu một bên tay/ chân, đau đầu dữ dội, chóng mặt, giảm thị lực, khó nói… Những dấu hiệu trước khi đột quỵ hay dấu hiệu cảnh báo đột quỵ này có thể xảy ra duy nhất một lần hoặc lặp lại nhiều lần với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Trong một số trường hợp, dấu hiệu trước khi đột quỵ có thể xuất hiện từ rất sớm (30 ngày hoặc lâu hơn). Tuy nhiên, các biểu hiện trước khi đột quỵ này thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với vấn đề sức khỏe thông thường khiến nhiều người chủ quan bỏ qua cơ hội được cứu chữa.

Phân biệt đột quỵ với triệu chứng bệnh khác

Các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ có thể bị nhầm lẫn hoặc chủ quan bỏ qua, người bệnh khó tự xác định chắc chắn chúng có phải là dấu hiệu đột quỵ hay không. Do đó, để phân biệt đúng các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ với các vấn đề sức khỏe khác để kịp thời chữa trị, tốt nhất người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.

Tại bệnh viện, thông qua quá trình thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cụ thể về nguy cơ đột quỵ của người bệnh. Người bệnh không nên chủ quan, trì hoãn đi khám khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ bất thường.

Chia sẻ

TS.BS LÊ VĂN TUẤN

Tin cùng chuyên mục

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Theo thống kê, thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất trên toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 1,62 tỷ người, chiếm khoảng 24,8% dân số thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở các nước đang phát triển và ở những nhóm dân cư dễ bị tổn thương như trẻ em tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai.

5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung

5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Về mặt giải phẫu học, cổ tử cung là phần dưới của tử cung, được nối với âm đạo ở phía dưới và với tử cung ở phía trên. Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, đặc biệt ở những phụ nữ trên 30 tuổi.

Chăm sóc da mùa hanh khô

Chăm sóc da mùa hanh khô

Mùa thu đến, tiết trời không còn nắng nóng gay gắt như mùa hè nhưng lại có phần khô hanh hơn khiến làn da dễ bị khô, bong tróc. Dưới đây là một số lưu ý để làn da duy trì được độ ẩm, mịn màng hơn trong mùa thu.

Đau cột sống thắt lưng

Đau cột sống thắt lưng

Hầu hết mọi người đều có ít nhất một lần trong đời có đau cột sống thắt lưng. Đau có thể khiến bệnh nhân lo lắng, thậm chí đau có thể xuất hiện với mức độ rất dữ dội, nhưng phần lớn đau cột sống thắt lưng theo tiến trình tự nhiên có thể tự hết trong vòng vài tuần. Những trường hợp cần can thiệp khẩn cấp hoặc phẫu thuật thường không nhiều.

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Phòng bệnh da và nguy cơ bỏng mùa bão lụt

Mưa bão, ngập lụt kéo theo nhiều yếu tố gây hại cho da, chẳng hạn như độ ẩm cao, môi trường ô nhiễm, nước bẩn... Bên cạnh bệnh da, nguy cơ bỏng do nước nóng, hóa chất, bỏng điện do chập cháy trong mùa bão cũng tăng lên đáng kể. Khoa Da liễu và Bỏng - BV Bạch Mai ghi nhận nhiều ca bệnh đến khám với nhiều bệnh lý da và bỏng khác nhau trong thời gian gần đây.

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

Liên cầu khuẩn lợn (tên khoa học Streptoccocus suis) là tác nhân gây bệnh (viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp ở lợn). Nếu không may nhiễm liên cầu khuẩn lợn, có thể gây bệnh cảnh nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng như: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm nội tâm mạc…

Phân biệt sốt phát ban và sởi

Phân biệt sốt phát ban và sởi

Sốt phát ban và sởi là hai bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ nhưng dễ gây nhầm lẫn bởi triệu chứng ban đầu của bệnh khá tương đồng. Tuy nhiên, người bệnh có thể dựa vào một số tiêu chí để phân biệt sốt phát ban và sởi.

U xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú

U xơ tuyến vú là loại u vú lành tính phổ biến nhất, thường xuất hiện ở người trong độ tuổi từ 15-35. Có đến 10% phụ nữ mắc u xơ tuyến vú vào một thời điểm trong đời.