Rối loạn hưng cảm giai đoạn lưỡng cực

BSCK II Nguyễn Thị Ái Vân Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia
Chia sẻ

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay còn gọi là rối loạn hưng cảm và trầm cảm là một căn bệnh tâm lý với biểu hiện thay đổi về mặt cảm xúc một cách nhanh chóng.

Rối loạn rối loạn cảm xúc lưỡng cực (Bipolar Disorder) đặc trưng bởi ít nhất từ 2 giai đoạn với khí sắc và mức độ hoạt động bị rối loạn rõ rệt. Bao gồm từng lúc có sự tăng khí sắc, sinh lực và hoạt động (hưng cảm nhẹ hoặc hưng cảm) và những lúc khác giảm khí sắc, sinh lực và hoạt động (trầm cảm). Đặc biệt, các giai đoạn lặp lại chỉ có hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ cũng được phân loại là rối loạn lưỡng cực.

Nguyên nhân gây bệnh

Người mắc rối loạn hưng cảm giai đoạn lưỡng cực có thể do gen di truyền. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi người thân bậc một của bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 10 lần so với dân số chung. Hay nghiên cứu sinh đôi chỉ ra rằng tỉ lệ giữa các cặp song sinh cùng trứng khoảng 60-80%, trong khi chỉ khoảng 20% ở song sinh khác trứng. Ngoài ra, còn có nguyên nhân do sinh học hoặc biến đổi hình ảnh học của não bộ cũng gây nên rối loạn này.

Ngoài ra, căng thẳng trong cuộc sống được cho là yếu tố kích hoạt giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm ở người có nguy cơ cao: Các sự kiện gây căng thẳng như mất người thân, ly hôn, hoặc mất việc có thể làm gia tăng khả năng khởi phát triệu chứng bệnh.

Rối loạn trong nhịp sinh học cũng là yếu tố tâm lý xã hội có liên quan. Các thay đổi trong nhịp sinh học, chẳng hạn như thiếu ngủ hoặc làm việc theo ca, có thể dẫn đến mất cân bằng hóa học trong não, làm tăng nguy cơ các giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm.

Quan hệ xã hội và hỗ trợ xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh. Thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè có thể làm tăng nguy cơ tái phát các giai đoạn bệnh, trong khi môi trường xã hội tích cực có thể giúp giảm tần suất và cường độ các giai đoạn này.

Rối loạn hưng cảm giai đoạn lưỡng cực - 1

Ảnh minh họa

Dấu hiệu nhận biết

Biểu hiện thái độ vui vẻ quá mức với bất kỳ sự vật, hiện tượng nào xảy ra xung quanh. Họ thể hiện nét mặt vui sướng, thái độ hân hoan. Bệnh nhân thường ca hát, đọc thơ, diễn kịch một cách say sưa. Tuy nhiên, nếu bị phản đối họ có thể chuyển thái độ nhanh chóng từ vui vẻ quá mức sang nổi cáu và gây sự với những người phản đối

Người bệnh cũng có biểu hiện thức dậy sớm hơn bình thường vài giờ nhưng không thấy mệt mỏi, trái lại họ tự cảm thấy tràn trề sức sống. Khi rối loạn giấc ngủ quá nặng, bệnh nhân có thể thức vài ngày không cần ngủ mà không thấy mệt mỏi. Bệnh nhân thường có áp lực phải nói, nói to, nói nhanh và khi đã nói thì khó làm họ ngừng lại. Họ nói về mọi chủ đề, từ chủ đề này sang ngay chủ đề khác.

Ý nghĩ của bệnh nhân có thể tăng nhanh về tốc độ nhưng các ý nghĩ này vẫn có mối liên kết với nhau. Khi bùng nổ ý nghĩ của bệnh nhân quá nặng nề, ngôn ngữ của họ trở thành hỗn loạn và mất phù hợp. Biểu hiện khác là mất khả năng tập trung chú ý. Họ không tập trung vào một công việc nhất định nếu có các kích thích từ bên ngoài.

Bệnh nhân thường tăng hoạt động quá mức cho một mục đích như nghề nghiệp, chính trị, tôn giáo. Họ có thể mua sắm rất nhiều, vượt xa khả năng chi trả của họ, khiến họ tiêu rất nhiều tiền. Bệnh nhân cũng đề cao mình quá mức bình thường, nếu nhẹ thì bệnh nhân giảm sự tự phê bình, nặng hơn thì bệnh nhân tự đề cao mình rõ ràng và có thể đạt đến mức độ hoang tưởng.

Với những người mắc rối loạn này, nếu không được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chính bản thân họ như công việc, sức khỏe và gia tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình. Do vậy, khi phát hiện người thân có dấu hiệu trên hãy đưa đến bệnh viện có chuyên khoa tâm thần gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Chia sẻ

BSCK II Nguyễn Thị Ái Vân Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Chế độ ăn cho người có acid uric cao

Chế độ ăn cho người có acid uric cao

Chỉ số acid uric (UA) bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 2,5 - 7,0 mg/dL ở nam và 1,5 - 6,0 mg/dL ở nữ. Trong khi đó, chỉ số acid uric cao được xác định như sau: > 7,0 mg/dL ở nam, > 6,0 mg/dL ở nữ, trẻ em và thanh thiếu niên là >5,5 mg/dL.

Thực phẩm tránh dùng chung với thuốc điều trị

Thực phẩm tránh dùng chung với thuốc điều trị

Với những người đang dùng thuốc điều trị, việc uống thuốc cũng giống như thức ăn, đều được hấp thụ qua niêm mạc dạ dày hoặc ruột non. Chất dinh dưỡng trong chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến thuốc như thay đổi quá trình hấp thụ hoặc chuyển hóa của thuốc, có thể khiến thuốc người bệnh đang dùng có tác dụng nhanh hơn, chậm hơn hoặc thậm chí làm bất hoạt tác dụng của...

Dưỡng da trong mùa đông

Dưỡng da trong mùa đông

Vào mùa đông, chị em nên quan tâm chăm sóc da để tránh tình trạng da bị nứt nẻ, khô ráp. Một trong những cách để chăm sóc da hiệu quả là đắp mặt nạ.

Rối loạn nhịp tim ở phụ nữ có thai

Rối loạn nhịp tim ở phụ nữ có thai

Rối loạn nhịp tim là tình trạng xảy ra khi tim đập không đều, có thể là quá nhanh (nhịp nhanh), quá chậm (nhịp chậm), hoặc không đều đặn. Ở phụ nữ có thai, sự thay đổi sinh lý của hệ tim mạch và nội tiết có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp.

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Bệnh thiếu máu, thiếu sắt

Theo thống kê, thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất trên toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 1,62 tỷ người, chiếm khoảng 24,8% dân số thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở các nước đang phát triển và ở những nhóm dân cư dễ bị tổn thương như trẻ em tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai.

5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung

5 dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Về mặt giải phẫu học, cổ tử cung là phần dưới của tử cung, được nối với âm đạo ở phía dưới và với tử cung ở phía trên. Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, đặc biệt ở những phụ nữ trên 30 tuổi.

Chăm sóc da mùa hanh khô

Chăm sóc da mùa hanh khô

Mùa thu đến, tiết trời không còn nắng nóng gay gắt như mùa hè nhưng lại có phần khô hanh hơn khiến làn da dễ bị khô, bong tróc. Dưới đây là một số lưu ý để làn da duy trì được độ ẩm, mịn màng hơn trong mùa thu.

Đau cột sống thắt lưng

Đau cột sống thắt lưng

Hầu hết mọi người đều có ít nhất một lần trong đời có đau cột sống thắt lưng. Đau có thể khiến bệnh nhân lo lắng, thậm chí đau có thể xuất hiện với mức độ rất dữ dội, nhưng phần lớn đau cột sống thắt lưng theo tiến trình tự nhiên có thể tự hết trong vòng vài tuần. Những trường hợp cần can thiệp khẩn cấp hoặc phẫu thuật thường không nhiều.